Mã tài liệu: 283715
Số trang: 52
Định dạng: zip
Dung lượng file: 340 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới ngày nay đã đạt đến sự phát triển cao dưới sự tác động ngày càng mạng của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng: Khu vực hoá và toàn cầu hoá. Đây là xu hướng đặc trưng của sự phát triển kinh tế thế giới hiện đại với các khối kinh tế khu vực nổi bật như: AFTA, APEC, NAFTA, EU... và đại diện cho xu hướng toàn cầu hoá là tổ chức hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) sau đó được thay thế bằng tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn, ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau cả về chiều dọc lẫn chiều ngang, ở tất cả các cấp độ: song phương, đa phương, tiểu khu vực, khu vực, liên châu lục và đang hình thành một nền kinh tế thống nhất toàn cầu trên cơ sở chuyên môn hoá cao độ và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu nhờ tiến trình mở rộng không ngừng tự do hoá thương mại dịch vụ, đầu tư trên phạm vi toàn thế giới.
Sự xuất hiện của các khối kinh tế và mậu dịch trên thế giới là một tất yếu khách quan, một nấc thang phát triển mới trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Điều nàyđã đặt ra không ít vấn đề với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trên con đường đổi mới kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế phát triển khách quan này của khu vực và thế giới, chính phủ Việt Nam cũng đã xác định rõ rằng tự do hoá thương mại là yếu tố trọng tâm của tiến trình đổi mới kinh tế. Tiếp theo sự kiện Việt Nam gia nhập AFTA, vừa qua lại là thành viên mới của APEC - một cơ chế hợp tác khu vực lớn mạnh hơn, là một bước phát triển cần thiết nhằm tranh thủ nhiều hơn, rộng hơn các mối quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển đất nước và cũng là bước phát triển logic cần thiết để Việt Nam tiến tới tham gia vào WTO - Tổ chức thương mại thế giới. Gia nhập vào WTO sẽ góp phần không nhỏ trong mối quan hệ đa phương của nền kinh tế Việt Nam. Nó tạo một bàn đạp một lực đẩy cơ bản giúp Việt Nam hoà nhập hoàn toàn vào khối chung của kinh tế toàn cầu và có cơ hội mở cánh cửa bước ra kinh tế thế giới và ngược lại thế giới cũng sẽ có thêm một hướng nhìn mở rộng và tổng quan hơn về Việt Nam.
Trong bối cảnh tổng hoà kinh tế khu vực, kinh tế toàn cầu hiện nay bất cứ quốc gia nào muốn gia nhập vào các liên kết kinh tế quốc tế đều phải chấp nhận các quy định và nguyên tắc chung của tổ chức đó. Về cơ bản sự tham gia WTO sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích nhưng nói như vậy không có nghiã là phủ nhận những hệ quả nảy sinh khác trong vấn đề bảo hộ thương mại, sức cạnh tranh của hàng hoá, hàng rào thuế quan, nếu như Việt Nam không lường trước được và không chuẩn bị nội lực.
Nhận thức đựơc tầm quan trọng đó, đề tài: "Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào tổ chức Thương mại thế giới - WTO" được chọn để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề án được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Liên kết kinh tế quốc tế và đặc điểm của Tổ chức thương mại thế giới - WTO
Chương II: Sự cần thiết, cơ hội và thách thức để Việt Nam gia nhập WTO
Chương III: Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16