Mã tài liệu: 244784
Số trang: 116
Định dạng: doc
Dung lượng file: 580 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào
Luận văn dài 117 trang
MỞ ĐẦU
1: Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới và có vai trò quan trọng trong từng bước phát triển của xã hội loài người. Phụ nữ vừa có thiên chức làm vợ, làm mẹ, là lao động chính trong gia đình, tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước. Song ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các Quốc gia kém và đang phát triển, phụ nữ rất ít khi được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước. Chính vì vậy phụ nữ chưa thật sự được phát huy hết năng lực của mình và phấn đấu để thể hiện được sự bình đẳng với nam giới. Đây là mục tiêu chung của toàn thể phụ nữ trên thể giới.
Với 51% dân số cả nước, phụ nữ Lào đã có những đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công lao đó đã được Đảng, Nhà nước và lịch sử ghi nhận. Đó là: người mẹ hiền, người vợ trung hậu, đảm đang những người lao động cần cù, năng động, sáng tạo, là người chiến sĩ anh hùng, trung kiến bất khuất, người hoạt động xã hội tận tụy, kiên nhẫn, tài năng, là người tạo dựng và gìn giữ tổ ấm gia đình.
Ngày nay đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này, đòi hỏi toàn dân phải nỗ lực phấn đấu đem hết tài năng và sức lực phục vụ Tổ Quốc và đòi hỏi bộ máy nhà nước phải trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Muốn vậy, phải có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng động sáng tạo, có khả năng hội nhập cao. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ là yêu cầu sống còn của mọi cơ quan, tổ chức nhà nước và là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và chính phủ Lào.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo,quản lý nói chung, cán bộ công chức nữ nói riêng tỉnh Bolykhămxay còn nhiều bất cập về năng lực lãnh đạo, quản lý. Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nữ cũng gắn với công tác cán bộ chung của Đảng và được khẳng định trong Đại hội Đảng VII, VIII “ Chúng ta phải coi trọng công tác xây dựng và nâng cao năng lực cán bộ và đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ nữ và dân tộc có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, tinh thần để có thể tham gia và các lĩnh vực ngày càng tăng lên”
Trong rất nhiều chính sách của mình, Đảng và Nhà nước cũng đã rất quan tâm đến công tác vận động và phát triển phụ nữ nói chung và cán bộ, công chức nữ nói riêng. Song với rất nhiều nguyên nhân, vai trò và vị trí của phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này, thể hiện ở số lượng cán bộ, công chức nữ làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít. Đặc biệt, là số lượng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo nhất là các cương vị cao còn rất ít, tỉnh Bolykhămxay cũng không nằm ngoài quy luật đó. Điều đó, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do năng lực lãnh đạo,quản lý của các công chức nữ của Lào nói chung, tỉnh nói riêng, còn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với mong muốn nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nữ, đặc biệt là năng lực của công chức lãnh đạo nữ, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ ở Tỉnh Bolykhămxay CHĐCN Lào” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2: Tình hình nghiên cứu
Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, là người chăm sóc và nuôi dưỡng thế hệ tương lai, họ cũng là có những đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về vai trò của phụ nữ trong xã hội,
Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ nữ tham gia gia hoạt động trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, cụ thể là:
- PTS.Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng các cấp ở Tây Nguyên.
-TS. Nguyễn Duy Hùng (1999-2002), Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
- PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (2003) Luận cư khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
- PGS.TS Trần Xuân Sầm (1998) Xãc định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị.
- Nguyễn Kim Thành: Giải pháp đào tạo cán bộ lãnh đạo nữ người dân tộc thiếu số, Tạp chí xây dựng Đảng (Số 7), năm 1998.
Tại Lào đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và trung ương, nhưng chủ yếu là xác định giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, chưa có công trình nào nghiên cứu và chỉ ra thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ nữ và những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ này một cách toàn diện.
-Ních khăm(2003): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội liên hiệp phụ nữ ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
-Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban nghành ở Thành phố Viêng Chăn.
-Khăm chăn khăm vông chay(2006): Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt tỉnh Phong sa ly.
Bên cạnh đó còn nhiều tạp chí, bản tin, bài viết, website của các viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin, các văn kiện về vấn đề này.Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức này. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu.
3: Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ nữ cán bộ, công chức giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh Bolykhămxay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong UBND từ cấp tỉnh đến cấp bản (Chủ tịch, phó chủ tịch UBND); Giám đốc, PGĐ các Sở, ban, ngành, trưởng, phó các phòng ban trực thuộc UBND cấp tỉnh đến bản).
+ Cán bộ công chức nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp bản, bao gồm: (GĐ, PGĐ sở Tư pháp và trưởng phó phòng, ban thuộc Sở và trưởng, phó phòng Tư pháp huyện; Chánh án, phó chánh án TAND tỉnh và trưởng phòng, ban thuộc TAND tỉnh; Chánh án, phó chánh án TAND huyện và trưởng phòng, ban thuộc TAND huyện; Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND tỉnh và trưởng, phó phòng thuộc Viện KSND tỉnh, Viện trưởng, phó viện trưởng VKSND huyện và trưởng, phó phòng thuộc Viện KSND huyện).
4: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức và xác định vị trí, vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp đổi mới, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nữ tại tỉnh BolyKhămxay đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ nữ.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, năng lực và năng lực lãnh đạo và quản lý.
- Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức
- Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ.
- Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, công chức nữ tại tỉnh Bolykhămxay và tìm ra nguyên nhân của kết quả đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại của công chức lãnh đạo nữ ở tỉnh Bolykhămxay.
- Đề ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ trong thời kỳ mới.
5: Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về công tác cán bộ và năng lực cán bộ. Kết hợp với các phương pháp phân tích, so sách, lôgic và tổng kết thực tiễn, hệ thống hóa, khảo sát thực tế để đưa ra kiến nghị và giải pháp.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã có trong nước và ngoài nước có liên quan làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra.
6: Những đóng góp của luận văn
Dựa trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước phân tích và làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phụ nữ trong quản lý nhà nước; năng lực và năng lực lãnh đạo quản lý của cán bộ công chức nữ và việc cần thiết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nữ. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ tại tỉnh Bolykhămxay để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và cung cấp cho các cơ quan chức năng của Tỉnh những bức tranh toàn cảnh về thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức nữ và kinh nghiệm giải quyết của nước ngoài làm tiền đề cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ nữ trong điều kiện nay.
7: Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về năng lực lãnh đạo, quản lý và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ công chức nữ.
Chương 2: Thực trạng năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bolykhămxay CHDCND Lào
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ công chức nữ trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 892
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 1505
⬇ Lượt tải: 19