Mã tài liệu: 302761
Số trang: 74
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,002 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời nói đầu
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11(từ ngày 02 tháng 4 năm 1997 đến ngày 10 tháng 5 năm 1997), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 1999. Sau gần 8 năm thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như: khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư; thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN; tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế; góp phần tăng cường quản lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng. Trong quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT đã được UBTVQH, Chính phủ, Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những tồn tại, đảm bảo Luật thuế GTGT phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần điều chỉnh. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI (từ ngày 03 tháng 5 năm 2003 đến ngày 18 tháng 6 năm 2003) đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2004.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, Luật thuế GTGT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như hệ thống thuế chưa đồng bộ và thường xuyên chỉnh sửa đã tạo nhiều kẽ hở cho các đối tượng chịu thuế có cơ hội luồn lách, trốn lậu thuế, nảy sinh nghi ngờ cho đối tượng chịu thuế về chính sách của Nhà nước. Đó chính là những nguyên nhân gây thất thoát một phần lớn NSNN. Những hạn chế đó cần phải có những biện pháp khắc phục để thuế GTGT phát huy hết vai trò của nó trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển cũng như trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Trong thời gian thực tập tại chi cục thuế Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang, cá nhân tôi nhận thấy việc quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn còn nhiều vấn đề nổi cộm cần giải quyết. Trong khi đó, đây lại là khu vực đóng góp một phần không nhỏ số thu thuế GTGT của tỉnh. Với những kiến thức đã được trang bị ở trường học cùng với một số kiến thức và thông tin thu được qua thời gian thực tập tại chi cục thuế Hiệp Hoà, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đó chính là đề tài mà tôi lựa chọn nghiên cứu cho báo cáo thực tập của mình :"Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang".-
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là vận dụng những kiến thức đã học tại trường kết hợp với kiến thức thực tế nắm bắt được trong thời gian thực tập tại chi cục thuế Hiệp Hoà; từ đó, đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế; mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện Luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, với những kiến thức hạn chế và trình độ lý luận còn non kém, cho nên mặc dù đã hết sức cố gắng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô cùng ban lãnh đạo chi cục thuế Hiệp Hoà và những đóng góp quý báu của những người quan tâm để đề tài của tôi được hoàn thiện.
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI: GỒM 3 CHƯƠNG.
Chương 1: Thuế GTGT và hiệu quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Đức Hiển, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ chi cục thuế Hiệp Hoà đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THUẾ GTGT VÀ HIỆU QUẢ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3
1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 3
1.1.1.Vị trí, vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) trong nền kinh tế quốc dân: 3
1.1.1.1.Vị trí, vai trò của doanh nghiệp NQD: 3
1.1.1.2.Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD: 4
1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 6
1.1.2.1. Thất thu thuế và các hình thức thất thu thuế: 6
1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT. 9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT: 9
1.2.1.1. Khái niệm thuế GTGT: 9
1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: 9
1.2.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Việt Nam: 10
1.2.2.1. Phạm vi áp dụng: 10
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế: 12
1.2.2.3. Phương pháp tính thuế GTGT: 13
1.2.2.4. Quy định về hoá đơn, chứng từ: 15
1.3. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( NQD). 15
1.3.1.Một số quy định chung của quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp: 15
1.3.1.1. Đối tượng quản lý thuế: 15
1.3.1.2. Các đơn vị chính tham gia quy trình: 16
1.3.2. Nội dung của quy trình: 16
1.3.2.1.Đăng ký thuế: 16
1.3.2.2. Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế: (Biểu 4). 20
1.3.2.3. Quản lý thu nợ thuế: 21
1.3.2.4.Hoàn thuế: 22
1.3.2.5. Quyết toán thuế: 23
1.3.2.6. Xử lý miễn, giảm thuế: 24
1.4.Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam: 25
1.4.1.Ưu điểm của thuế GTGT: 25
1.4.2. Điều kiện áp dụng của thuế GTGT: 26
1.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGTĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG. 29
2.1. Những đặc điểm kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh ngiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang: 29
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang. 29
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế ở các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang. 32
2.1.3. Sự hình thành và phát triển chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 33
2.1.3.1. Vài nét sơ lược về chi cục thuế Hiệp Hoà - Bắc Giang. 33
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chi cục thuế Hiệp Hoà: 35
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang. 37
2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT): 37
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế: 41
2.2.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ: 41
2.2.2.2. Tình hình kê khai nộp thuế GTGT: 46
2.2.3. Quản lý việc thu nộp thuế GTGT: 48
2.2.4. Quản lý quyết toán thuế: 51
2.2.5. Công tác thanh tra và kiểm tra: 54
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT của chi cục thuế Hiệp Hoà đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà-Bắc Giang. 55
2.3.1.Những thành tích đã đạt được. 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 56
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝTHU THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ- TỈNH BẮC GIANG 60
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thu thế GTGT trong thời gian tới. 60
3.2.Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới. 61
3.2.1.Mục tiêu tổng quát. 61
3.2.2.Mục tiêu cụ thể: 61
3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà- Bắc Giang. 62
3.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 62
3.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế. 62
3.3.3. Quản lý doanh thu: 63
3.3.4. Quản lý công tác thu nộp thuế: 65
3.3.5.Một số giải pháp khác: 65
3.3.5.1. Tổ chức dịch vụ tư vấn hỗ trợ đối với ĐTNT. 65
3.3.5.2. Quan tâm đến chế độ thi đua khen thưởng. 67
3.3.5.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ thuế. 67
3.4. Một số kiến nghị. 68
PHẦN KẾT LUẬN 71
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 18