Mã tài liệu: 286293
Số trang: 87
Định dạng: zip
Dung lượng file: 915 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì hoạt động xuất khẩu cũng trở thành hoạt động thương mại giữ vai trò hết sức quan trọng, cho dù nước đó có trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào, dù tài nguyên có phong phú và giàu có đến đâu đi chăng nữa. Trước xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải không ngừng thực hiện đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực tế đã chứng minh, với nguồn lực có hạn, không một quốc gia nào có thể phát triển chỉ dựa trên mối quan hệ nội thương mà không tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì thương mại quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh của mình, đặc biệt hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng hoá nông sản nói riêng sang thị trường nước ngoài làm tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong các giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế, tránh tình trạng bị cô lập.
Hơn nữa, Việt Nam là một nước có 80% dân số và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do đó ngành nông nghiệp sản xuất hàng nông sản không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong nước, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội, mà còn góp phần thực hiện chiến lược "đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu có hiệu quả" của Đảng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ nền kinh tế đóng khá lâu. Trong suốt một thời gian dài, Việt Nam đã gần như chỉ quan hệ giới hạn trong phạm vi các nước XHCN. Phạm vi này ngày càng trở nên nhỏ bé kể từ khi khối XHCN Đông Âu bị sụp đổ.Mà một trong những nguyên nhân chính là do chính sách bao vây cấm vận của Mỹ gây ra... Mỹ, với tư cách là cường quốc kinh tế cũng như quân sự hàng đầu thế giới trong suốt thế kỷ XX, có vai trò ảnh hưởng to lớn đến thị trường quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức kinh tế thế giới như AFTA, APEC, WTO... Do đó mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ, Việt Nam không những tiếp cận được với một nền kinh tế lớn nhất hành tinh có thị trường rộng lớn, đa dạng, có tiềm lực khoa học công nghệ tiên tiến. Mà còn giúp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực, thế giới và các tổ chức thương mại, ngân hàng, tài chính thế giới. Góp phần tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Chính vì vậy, đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ" được lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài này là nhằm tìm hiểu khả năng cạnh tranh hiện tại của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ. Qua đó thấy được những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Trên cơ sở kết hợp các lý thuyết kinh tế được trang bị tại trường đại học với phân tích thực trạng của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Bố cục của luận văn được trình bày làm ba chương:
Chương I : Lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá.
Chương II : Thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16