Mã tài liệu: 211003
Số trang: 86
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 878 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su là một trong các đơn vị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với 1.280 lao động.
Ngành nghề sản xuất chính là: Chế biến các sản phNm gia dụng từ gỗ cao su và gỗ rừng trồng khác, đế giày thể thao, các sản phNm bằng cao su phục vụ cho công nghiệp xây dựng, trang trí nội thất, giao thông vận tải, thiết bị dùng trong nhà trường trong nước, mua bán mủ cao su và kinh doanh bất động sản .
Quá trình liên tục đổi mới và hoàn thiện của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su phù hợp với phương hướng phát triển của ngành Cao su Việt Nam, việc xây dựng một lực lượng lao động ổn định, có chất lượng trong hiện tại và tương lai là một trong những vấn đề trọng tâm cần phải được nghiên cứu và thực thi một cách hữu hiệu. Tính cấp thiết của đề tài đươc thể hiện rõ ở các điểm sau:
+ Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đã có bước phát triển nhảy vọt về kết quả và hiệu quả trong sản xuất- kinh doanh. Công ty cũng đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội đó là việc làm, thu nhập của người làm lao động nhất là đối với lao động xa quê, thúc đNy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đang đứng trước những thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi Công ty phải ra sức cải tiến tổ chức quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.
Trong các yếu tố cấu thành nên hiệu quả sản xuất- kinh doanh như vốn, công nghệ, thiết bị, vật tư thì con người được xem là yếu tố quyết định nhất. Các lý thuyết về quản trị kinh doanh hiện nay đều khẳng định quản trị nguồn nhân lực là chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị chung. Hơn nữa, Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su đang đứng trước thực trạng với sự biến động thường xuyên của lực lượng lao động, do sự cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, việc ra đời các khu công nghiệp ngày càng nhiều ở khắp vùng miền
trong cả nước.
Do đó, việc xây dựng đội ngũ lao động tại Công ty cổ phần Công Nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su cả về số lượng lẫn chất lượng và sự ổn định của nó phải được quan tâm hàng đầu, đây là vấn đề cấp thiết cần phải được nghiên cứu để sớm thực thi.
+Góp phần vào việc xây dựng ổn định đội ngũ lao động cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam.
+ Thực hiện mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là nâng lợi nhuận trong sản xuất công nghiệp và xuất khu tăng lên 15 – 20% so với giai đoạn 2006-2010, phát triển toàn diện để Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sớm trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh.
+ Những năm đầu thế kỷ 21, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng đang trên đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Để giành được nhiều thành quả, có lẽ một trong những việc ưu tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực. Trong đó, cần trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của đòn bNy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đối với các doanh nghiệp thì công tác quản trị nhân sự phải đặt lên hàng đầu.
Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su muốn đứng vững và phát triển trong thời gian tới thì việc phân tích thực trạng tình hình lao động nhằm đề ra những giải pháp để ổn định và phát triển lực lượng lao động là vấn đề cần thiết và cấp bách cần phải được nghiên cứu và thực thi.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài này đã được nghiên cứu trên diện rộng chứa các nội dung về những giải pháp thu hút, quản lý nguồn nhân lực một cách chung nhất trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, chưa có đề tài nào nghiên cứu cho riêng lĩnh vực công nghiệp cao su, đặc biệt là cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su .
1.3. Tính khả thi của người nghiên cứu
Bản thân người nghiên cứu đã công tác trong ngành công nghiệp cao su nên có điều kiện tiếp cận và đã thực hiện các công tác liên quan đến việc quản lý lao động nên mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su ” làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần thiết thực cho việc hoạch định công tác quản lý nguồn nhân lực tại đơn vị công tác .
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau :
+Đánh giá thực trạng về tình hình quản lý sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su .
+Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+Xác định cơ sở lý luận về sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực trong đơn vị sản xuất công nghiệp.
+Phân tích các đặc trưng về tình hình lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su
+Đề xuất các giải pháp để ổn định và phát triển đội ngũ lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su .
4. Đối tượng- khách thể
+Đối tượng nghiên cứu: Lực lượng lao động của Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su .
+Khách thể nghiên cứu: Lực lượng lao động trong một số doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, giày da tại Khu công nghiệp Bình Dương và Khu công nghiệp Đồng Nai.
5. Giới hạn nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu trong giới hạn :
- Khảo sát phân tích thực trạng tình hình lao động của Công ty từ năm 2005 đến 2010 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2011-2015.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng lực lượng lao động cho Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su .
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Về lý luận
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phương hướng phát triển lực lượng lao động trong xản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận quản trị nguồn nhân lực, các mô hình quản trị nhân lực trong các đơn vị sản xuất, đặc trưng lao động nghề nghiệp và các yêu cầu lao động trong công nghiệp, trong ngành sản xuất gỗ và giày dép của Việt Nam.
- Những quan điểm về phát triển lực lượng lao động trong ngành công nghiệp chế biến hiện nay.
6.2. Về thực tiễn
- Phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn về các yếu tố liên quan đến nội dung đề tài quản trị nguồn nhân lực.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: quan sát, nghiên cứu tình huống
- Phương pháp thống kê .
7. Cấu trúc luận văn
Nội dung đề tài gồm có 3 chương không kể phần mở đầu và kết thúc :
Chương 1 : “Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ phần này gồm các nội dung giải quyết các vấn đề mang tính chất lý luận về quản trị nguồn nhân sự .
Chương 2 : “Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ phần này trình bày khái quát giới thiệu Công ty trong việc sử dụng nguồn nhân lực , từ đó phấn tích và đánh giá những thành tựu cũng như các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhân sự để có hướng chấn chỉnh và khắc phục .
Chương 3 : “ Một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su “ đề tài đưa ra các giải pháp từ nội bộ công ty sau đó có một số kiến nghị từ phía Nhà nước,Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các trung tâm đào tạo dạy nghề
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 18