Mã tài liệu: 244187
Số trang: 86
Định dạng: doc
Dung lượng file: 846 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn, lậu thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Một yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan là phải quản lý và kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho ngân sách Nhà nước; không những vậy mà còn phải bảo vệ cho nền kinh tế trong nước, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, và cũng theo xu hướng chung của hải quan thế giới, hải quan VN đang triển khai áp dụng kiểm tra sau thông quan (Post clearance audit) xuất phát từ những ưu điểm của hậu kiểm mang lại, để làm sao quản lý được tốt nhất tình hình xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách, bảo vệ được thị trường trong nước nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động ngoại thương.
Một khía cạnh quan trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu đó là mã số hàng hóa. Nó được coi như là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Không những thế nó quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đối với hàng hóa đó. Chính vì thế việc phân loại, áp mã hàng hóa luôn là một trong những khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, góp phần thiết thực trong việc thực hiện không chỉ chính sách thuế, mà còn chính sách mặt hàng, thống kê và đàm phán thương mại. Thế nhưng việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam còn nhiều khó khăn bất cập, đối với lượng hàng hóa ngày một đa dạng, phong phú thì việc áp mã đúng cho hàng hóa không chỉ là khó cho doanh nghiệp mà còn gây không ít khó khăn cho chính công chức hải quan. Cũng chính vì đây là một lĩnh vực phức tạp nên cũng chứa nhiều rủi ro, không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các quy định về mã hàng của VN để gian lận thuế. Và trong tổng số thuế thất thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì thất thu do áp mã sai chiếm một tỉ trọng khá lớn. Trong những tháng đầu năm 2009, Tổng cục hải quan VN đã phải đưa ra lời khuyến cáo vì tình trạng áp mã sai quá nhiều (mặt hàng máy nén nhập khẩu dùng cho hệ thống máy nén lạnh phải điều chỉnh thuế suất từ 0% thành 13%, hay mặt hàng hóa chất điều chỉnh từ 5% thành 40% .)
Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với mã số hàng hóa hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Nó không những giúp phát hiện ra sai sót mà còn là cơ sở cho quá trình áp mã sau này.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện, và thực tập tại Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội thì em chọn đề tài “Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội”, mong muốn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ của cá nhân về KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung trình bày đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1. Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan:
1.1.1. Khái niệm
Kiểm tra sau thông quan là một khâu nghiệp vụ của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của các thông tin khai báo về hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng, bằng việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ thương mại, chứng từ thanh toán, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và tất cả số liệu, thông tin, bằng chứng khác liên quan đến hàng hóa đó đang được các đối tượng nắm giữ.
Kiểm tra sau thông quan là phương pháp kiểm tra ngược thời gian, nó diễn ra sau khi giải phóng hàng, được thực hiện đối với những hàng hóa đã được thông quan. Phạm vi thời gian và không gian kiểm tra lớn hơn so với kiểm tra trong thông quan, nhờ đó có thể kiểm tra một cách toàn diện hơn, tỉ mỉ và kĩ càng hơn. Nhờ vậy cho phép rút ngắn thời gian kiểm tra trong thông quan, đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng nhanh, và đảm bảo việc áp dụng quản lý rủi ro.
Qua kiểm tra tổng hợp đánh giá được tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ đó có sự ưu tiên trong quản lý đối với hàng hóa đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý, răn đe đối với những doanh nghiệp chưa chấp hành, hoặc chấp hành chưa tốt. Từ đó tạo nên một môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh và bền vững.
Trên thế giới thì kiểm tra sau thông quan được biết đến với thuật ngữ Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán (Audit-based control). Khái niệm kiểm tra trên cơ sở kiểm toán được Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra và được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, khái niệm này được nêu trong công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 như sau: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là các biện pháp do cơ quan hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại có liên quan do bên hữu quan đang quản lý.
Ở Việt Nam khái niệm kiểm tra sau thông quan cũng thống nhất với Công ước Kyoto và được nêu trong Luật Hải quan Việt Nam 2005. Theo đó Kiểm tra sau thông quan được hiểu là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16