Mã tài liệu: 247152
Số trang: 73
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 965 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Nổ lực của Chính phủ các nước trên thế giới đều nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, đem lại sự thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho con người đang sống trong quốc gia
đó. Sự phát triển về kinh tế xã hội của một quốc gia không nằm ngoài xu hướng phát
triển chung của toàn cầu. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia luôn gắn liền với việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể
theo kịp, đứng vững và tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập, mỗi quốc gia đều phải
dần dần hoàn thiện các khiếm khuyết thị trường của mình bằng những cải tổ, điều
chỉnh khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc gia đó.
Việt Nam, một đất nước mà trong những năm qua với những nổ lực không
ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong việc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đã là
tâm điểm của không ít các nhà đầu tư từ các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng những
thành tựu mà Việt Nam đạt được chỉ mới là những bước đầu tiên của quá trình phát
triển. Thời điểm hiện nay chính là lúc mà Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
khi gia nhập kinh tế thế giới. Vẫn còn tồn tại nhiều khuyết tật thị trường mà Chính Phủ
Việt Nam cần phải giải quyết nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tế thị trường, một
thị trường hiệu quả - thị trường mà ở đó nhu cầu của con người được thỏa mãn ngày
càng cao, phúc lợi xã hội tối đa, nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả .
Với những kiến thức đã được các giảng viên tận tình truyền đạt trong suốt
những năm ngồi ở ghế nhà trường và thực tế về nền kinh tế xã hội của Việt Nam, tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị
trường hiệu quả ở Việt Nam ” với mong muốn đóng góp phần nhỏ nhoi vào sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.
Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường
Tìm hiểu và phân tích các thất bại của thị trường nói chung và thị trường chứng
khoán nói riêng ở Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thất bại của thị trường
tiến tới xây dựng một thị trường hiệu quả đồng thời đưa ra các đề xuất để có thể tạo
tính hiệu quả cho thị trường vốn với mục tiêu phát triển TTCK, tạo kênh thu hút vốn
chủ yếu và bền vững cho nền kinh tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thất bại trên thị trường nói chung và thất bại trên thị trường
chứng khoán nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu là thị trường nói chung và thị trường chứng khoán ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để thấy rõ những thất bại
của thị trường – nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả cho thị trường – qua đó đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục những thất bại đó và tiến tới xây dựng một thị trường
hiệu quả.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lý thuyết về thị trường hoàn hảo, thị trường hiệu quả đã được các nhà kinh tế
nghiên cứu, đưa vào các mô hình toán học nhằm chỉ ra tính phi hiệu quả của thị trường
tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài dựa trên những lập
luận của các lý thuyết nhằm tìm ra những mấu chốt gây nên tính phi hiệu quả cho thị
trường ở Việt Nam từ đó có giải pháp khả thi để khắc phục những điểm yếu này.
Những điểm nổi bậc của luận văn
Làm rõ mối quan hệ giữa thị trường hoàn hảo và tính hiệu quả của thị trường
Xác định, phân tích những yếu tố làm cho thị trường ở Việt Nam phi hiệu quả
đó là những thất bại thị trường.
Đề xuất những giải pháp khả thi, thiết thực để khắc phục những thất bại đó
nhằm xây dựng thị trường hiệu quả nói chung và phát triển thị trường chứng khoán nói
riêng.
Kết cấu của luận văn
Chương 1 : Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường
Chương 2 : Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Khắc phục bất hoàn hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường
hiệu quả nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng.
Với rất nhiều cố gắng để có thể áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn của
thị trường Việt Nam nhưng do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm còn hạn chế nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
luôn là sự bổ sung kiến thức qúy báu cho bản thân tác giả. Tôi xin chân thành cám ơn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
Mở đầu .1
Chương 1: Lý luận về thị trường hiệu quả và những thất bại của thị trường . .4
1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo .4
1.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? 4
1.1.2 Tại sao thị trường cạnh tranh hoàn hảo lại hiệu quả? .4
1.2 Một số khuyết tật của thị trường và tác động của nó đến nền kinh tế của một quốc
gia .8
1.2.1 Độc quyền 8
1.2.1.1 Định nghĩa .8
1.2.1.2 Tác động của độc quyền đến nền kinh tế .8
1.2.1.3 Chi phí xã hội của sức mạnh độc quyền 8
1.2.2 Các ngoại ứng 10
1.2.2.1Các ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả 10
1.2.3 Bất cân xứng thông tin 12
1.2.3.1 Thông tin là gì ? 12
1.2.3.2 Tầm quan trọng của thông tin đối với các quyết định của nhà đầu tư 13
1.3 Thị trường hiệu quả 14
1.3.1 Thị trường hiệu quả là gì? 14
1.3.2 Ba hình thức của thị trường hiệu quả .16
1.3.3 Vai trò của thị trường hiệu quả đối với nền kinh tế 16
1.4 Thị trường chứng khoán 17
1.4.1 Khái niệm .17
1.4.2 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán 17
1.4.2.1 Các cơ quan quản lý của chính phủ 17
1.4.2.2 Các tổ chức tự quản 17
1.4.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán .18
1.4.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán .19
1.4.4.1 Chức năng của thị trường chứng khoán .19
1.4.4.2 Vai trò của thị trường chứng khoán .19
Chương 2: Thất bại thị trường ở Việt Nam hiện nay .22
2.1 Thất bại của thị trường Việt Nam .22
2.1.1 Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam 22
2.1.2 Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam 23
2.1.3 Một số thất bại thị trường ở Việt Nam .24
2.1.3.1 Độc quyền 24
2.1.3.2 : Các ngoại ứng tiêu cực 26
2.1.3.3: Thông tin bất cân xứng 27
2.2 Thất bại của thị trường và sự phát triển của thị trường chứng khoán 28
2.2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam .28
2.2.2 Thất bại của thị trường trên thị trường chứng khoán 29
2.2.2.1 Tác động của bất cân xứng thông tin đến thị trường chứng khoán Việt
Nam 29
2.2.2.2 Đánh giá thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 30
2.2.2.2.1 Các kênh thông tin thị trường chứng khoán ở Việt Nam .30
2.2.2.2.2 Chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam .31
2.2.2.2.3 Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin 33
2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
33
Chương 3 : Khắc phục bất hòan hảo của thị trường nhằm xây dựng thị trường hiệu quả
nói chung và thị trường vốn hiệu quả nói riêng . .40
3.1 Xây dựng thị trường hiệu quả 40
3.2 Khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin và xây dựng thị trường vốn hiệu quả
42
3.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng thị trường vốn hiệu quả .42
3.2.2 Một số giải pháp xây dựng thị trường vốn hiệu quả ở Việt Nam 43
3.2.2.1 Chất lượng thông tin 43
3.2.2.2 Thời gian và cách thức công bố thông tin .47
3.2.2.3 Giải quyết vấn đề nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam .50
Kết luận 54
Tài liệu tham khảo .56
Phụ lục . 58
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC (The Asia – Pacific Economic Cooperation) : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á
Thái Bình Dương.
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội.
WTO(World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới.
FDI( Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
WEF(World Economic Forum) : Diễn đàn kinh tế thế giới.
FII(Foreign indirect Investment): Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
UBCKNN : Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
TTCK : Thị Trường Chứng Khoán.
TTGDCK : Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Tình hình niêm yết từ năm 2000 đến hết 31/12/2006 28
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1 Hình 1.1 : Cân bằng cung cầu thị trường .4
2. Hình 1.2 : Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất .6
3. Hình 1.3 : Sự thay đổi của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do kiểm soát
6
4. Hình 1.4 : Tác động của kiểm soát giá khi cầu không co giãn .8
5. Hình 1.5 : Phần mất không do sức mạnh độc quyền 9
6. Hình 1.6 : Chi phí ngoại sinh 1
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16