Mã tài liệu: 291716
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 380 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tập, thực tế là một trong những nội dung quan trọng trong bất kỳ ngành học nào. Đối với sinh viên các ngành nói chung và sinh viên khoa hcọ Lưu trữ học và quản trị văn phòng thì thực tập thực tế năm thứ ba là cơ hội tốt để liên hệ và vận dụng những tri thức lí luận được học vào thực tiễn từ đó rút ra những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp chuyên môn của mình. Đợi thực tập thực tế này có nội dung chủ yếu là khảo sát về công tác văn phòng và công tác văn thư tại một cơ quan cụ thể. Đồng thời sinh viên được thực hànhmột số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để từ đây so sánh, nhìn nhận và đánh giá giữa lí luận được trang bị ở trường và thực tiễn ở cơ quan.
Trên cơ sở nội dung thực tập và mục đích đó chúng tôi đã chọn Liên Đoàn lao động Thành phố Hà Nội địa điểm thực tập. Với tư cách là một tổ chức xã hội thuộc tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được thành lập và hoạt động trên 70 năm. Đây là một tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản lý. Việc khảo sát công ác văn phòng và văn thư tại cơ quan này giúp chúng tôi được tiếp cận với một hệ thống văn bản quản lý nhà nước khá đa dạng phong phú về cả nội dung và hình thức. Hơn nữa còn cung cấp cho chúng tôi những nhận định ban đầu về hoạt động hành chính văn phòng và quản lý nhà nước ở một tổ chức chính trị xã hội khá điển hình.
Do đó, những nội dung được trình bày ở báo cáo này là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, phản ánh tương đối toàn diện về các nội dung về văn phòng về văn thư tại cơ quan thông qua việc phân tích đánh giá mang tính chất khái quát. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà mức độ khảo sát của chúng tôi còn nhiều thiếu sót
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo chúng tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảnh viên khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng cũng như của các cán bộ nhân viên trong Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình quí báu đó.
Báo cáo của chúng tôi gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung : gồm 2 chương :
Chương I: Kết quả khảo sát về công tác văn phòng, công tác văn thư - Lưu trữ tại Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội.
Chương II : Nhận xét và kiến nghị
Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I. 1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI :
1.1 Chức năng , nhiệm vụ , cơ cấu tổ chức của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội :
* Đôi nét về tiểu sử Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội :
Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân viên chức cả nước tạo nền vững chắc cho sự hình thành và phát triển của công đoàn thủ đô. Hơn 70 năm một chặng đường Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội hay được gọi bằng một tên gắn gọn "Công đoàn thủ đô ". Hà Nội thủ đô của cả nước nơi có tổ chức công đoàn ra đời sớm và phát triển tương đối nhanh về cả mặt chất và lượng. Tiền thân từ một tổ chức quần húng sơ khai do Nguyễn Ái Quốc thnàh lập với cái tên "Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí hội ". Tiếp sau đó cùng sự phát triển của phong trào công nhân trong nước dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau " Công hội đỏ" rồi "Hội Ái hữu", "Công nhân phản đế" , "Công nhân cứu quốc". Ngày 20/7/1946 cái tên Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức ra mắt công nhân và nhân dân lao động cả nước. Từ đây thì liên hiệp công đoàn Hà Nội được thành lập ngày 31/7/1946. Chính thức thay thế cho nhiều cái tên quen thuộc trong lịch sử phong trào công nhân : "Hội công nhân cứu quốc" trước đây.
Từ năm 1989 đến nay Liên hiệp công đoàn Hà Nội được thay đổi là Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội. Với vai trò là một tổ chức chính trị xã hội Thủ đô được xây dựng theo đơn vị hành chính và hệ thống ngành. Với số lượng ban đàu khi còn là "công hội đỏ " thì chỉ có mấy chục hội viên . Năm 1945 với cái tên "công nhân cứu quốc "số lượng khoảng 2000 hội viên. Đến nay số lượng đoàn viên đã lên đến khoảng nửa triệu. Sự phát triển về chất cùng trình độ giác ngộ về chính trị, văn hoá, khoa học, tay nghề của đàon viên công đoàn thủ đô đã tăng lên rõ nét .
Trong suốt quá trình phát triển, hội nhập và trưởng thành từ thực tiễn bối cảnh đất nước và trên thế giới. Công đoàn thủ đô đã không ngừng phấn đấu vươn lên trở thành một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn đảm nhận vai trò đại diện cho quyền và lợi ích của đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô. Đó là sự đóng góp to lớn và hết sức quý báu cho sự nghiệp phát triển Thủ đô và cả nước. Đó không chỉ là sự đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mà còn góp sức nâng xây dựng Chủ nghĩa xã hội. LĐLĐ Hà Nội luôn luôn có sự đổi mới về hình thức và phương pháp vận động giáo dục tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đây là nơi phát sinh mạnh mẽ năng lực sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của công nhân viên chức Thủ đô để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn
- Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội tổ chức theo đơn vị hành chính đóng trên phạm vi địa bàn Thủ đô Hà Nội. Được thành lập hoặc giải thể do quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Hà Nội phù hợp với quy định của Luật Công đoàn. Do đó căn cứ vào Luật Công đoàn năm 1990 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003 thì Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:
Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Công đoàn.
Đại diện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính dáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại địa bàn Hà Nội.
Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của BCH, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Nghị quyết của Công đoàn Thủ đô, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia phối hợp với các cấp uỷ Đảng, cơ quan nhà nước cùng cấp để thực hiện các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề liên quan đến đời sống việc làm, điều kiện làm việc của công nhân viên chức, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của công nhân viên chức lao động Thủ đô.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước trên địa bàn Thủ đô, Công đoàn ngành để tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực thi pháp luật và chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức trong các cơ quan và doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp đóng tại Hà Nội.
Chỉ đạo các công đoàn ngành địa phương, công đoàn tổng công ty, LĐLĐ quận, huyện, thị xã (phường) thuộc địa bàn Thủ đô, Công đoàn các khu công nghiệp và cấp tương đương tại Điều 21, 22, 23 và 24 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định khá rõ.
Hướng dẫn chỉ đạo CĐCS của Công đoàn tổng Công ty thuộc TW và CĐCS trực thuộc công đoàn ngành TW đóng trên địa bàn Hà Nội.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để kiểm tra, thanh tra lao động, điều tra tai nạn lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách chế độ cho người lao động.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16