Tìm tài liệu

Hoan thien chinh sach quan ly Nha nuoc doi voi thi truong thuoc chua benh tai Viet Nam

Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam

Upload bởi: nlqtuan

Mã tài liệu: 291832

Số trang: 235

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,672 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước năm 1989, nước ta luôn nằm trong tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh cho người. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ chế bao cấp làm cho Nhà nước không đủ kinh phí để chi trả thuốc chữa bệnh cho người dân. Từ sau năm 1989, Nhà nước đã áp dụng chính sách xã hội hoá công tác y tế, mở cửa cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào hệ thống phân phối và kinh doanh thuốc chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng. Hiện nay, một hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước đã được thiết lập, thuốc chữa bệnh cho người đã tương đối đầy đủ về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, chúng ta lại gặp tình trạng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc nhập khẩu đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Theo những báo cáo mới nhất của Bộ Y tế năm 2007 , các sản phẩm thuốc chữa bệnh dạng thành phẩm của Việt Nam chỉ chiếm khoảng

41,83% doanh số tiêu thụ thuốc tại thị trường trong nước và 90% nguyên liệu dạng bán thành phẩm để sản xuất thuốc thành phẩm phải nhập khẩu. Tình trạng này dẫn tới hệ quả là hàng năm chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu thuốc, người dân phải chịu giá rất cao để mua thuốc nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam phải chịu thua lỗ và cắt giảm lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh tại Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh ngay trên chính thị trường Việt Nam chứ chưa nói gì đến vươn ra thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh cho người tại Việt Nam cần phát triển để chiếm lĩnh thị trường trong nước, cung cấp cho người dân những sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý là vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn không chỉ của Nhà nước ViệtNam mà còn là nhu cầu cấp thiết của đông đảo người dân Việt Nam, yêu cầu này còn cấp thiết hơn nhiều khi trong giai đoạn 2003-2007, tình trạng giá cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh có nguồn gốc nhập khẩu tăng lên không ngừng, thực sự đây là vấn đề nổi cộm và rất bức xúc mà Nhà nước Việt Nam chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát.

Phát triển các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh tại Việt Nam là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm giá của các sản phẩm thuốc chữa bệnh nói chung trên thị trường, chủ động nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh cho người dân, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đại đa số người dân Việt Nam còn ở mức thu nhập tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa còn tạo ra nhiều việc làm trong ngành sản xuất thuốc chữa bệnh, tạo đà cho phát triển ngành dược trong nước, góp phần quan trọng cho công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Để thị trường thuốc Việt Nam phát triển theo xu hướng hạn chế nhập khẩu và phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường nhất thiết cần đến sự phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam. Việc nâng cao được năng lực canh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh cho người tại Việt Nam nói chung cần phải có được sự cải cách sâu rộng trên phạm vi toàn ngành. Không có bất kỳ một doanh nghiệp riêng lẻ hay một nhóm nhỏ các doanh nghiệp nào có đủ khả năng và uy tín để có thể tự giải quyết được vấn đề này, ở đây cần đến vai trò của Nhà nước.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh sự yếu kém trong cạnh tranh của các doanh nghiệpsản xuất thuốc Việt Nam gây ra tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung thuốc nhập khẩu, chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh vẫn chưa loại bỏ được sự tồn tại các hình thức độc quyền sản phẩm, độc quyền phân phối bởi các doanh nghiệp đa quốc gia, độc quyền nhập khẩu thuốc bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hoặc doanh nghiệp đã được cổ phần hoá nhưng Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành dược còn thiếu tập trung, chiến lược phát triển ngành dược bao gồm các mục tiêu khó thực hiện đối với thực trạng năng lực của ngành dược Việt Nam. Nhà nước kiểm soát giá thuốc ở tầm vĩ mô chưa hiệu quả, hiện tượng vi phạm bản quyền còn diễn ra, nhiều lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng lưu hành trên thị trường và bị thu hồi sau đó, mất cân đối giữa cung và cầu thuốc đặc biệt là các loại thuốc tiên tiến thuộc nhóm kê đơn dẫn tới tình trạng leo thang của giá thuốc làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế và chăm sóc sức khoẻ của người bệnh Việt Nam.

Nhận thức được nhu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục cải cách nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong những năm tới, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu và giá thuốc chữa bệnh.

Nghiên cứu thực trạng thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam giai đoạn 1995-2007.

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam đến năm 2015.

Kết quả nghiên cứu của Luận án là thông tin tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch chính sách quản lý của nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: trọng tâm nghiên cứu của Luận án là các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu những chính sách quản lý Nhà nước đặc trưng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của thị trường thuốc chữa bệnh nhằm hướng tới mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia được Nhà nước ban hành ngày 20/6/1996 “ Đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dân và Sử dụng thuốc an tòan hợp lý” như chính sách đăng ký thuốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách khuyến khích sản xuất thuốc Generic, chính sách quản lý chất lượng, chính sách đầu tư, chính sách kiểm soát giá thuốc, chính sách nhập khẩu thuốc song song, chính sách đối với hệ thống phân phối thuốc và chính sách sử dụng thuốc trong hệ thống bảo hiểm y tế.

Giới hạn không gian: Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đã lựa chọn diễn ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án giới thiệu những kinh nghiệm thành công của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Giới hạn thời gian nghiên cứu: giai đoạn mà Luận án tập trung nghiên cứu là từ 1995 đến 2007 nhằm phân tích một quá trình lịch sử và tác động của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.

4. Các phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trước hết là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp tổng hợp xuyên suốt toàn bộ Luận án. Các vấn đề nghiên cứu thực tiễn chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam trong thời gian qua, cũng như các đề xuất kiến nghị tiếp tục đổi mới trong Luận án đều xuất phát từ các căn cứ lý luận khoa học, gắn liền với thực tiễn, với bối cảnh lịch sử trong từng giai đoạn phát triển.

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích các số liệu thứ cấp.

Phương pháp chuyên gia được Luận án sử dụng trong nghiên cứu các lý thuyết về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường, về kinh nghiệm quốc tế để rút ra tính quy luật và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam.

Các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê được sử dụng để nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình và kết quả chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác nhau.

Đồng thời Luận án còn sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm rút ra kinh nghiệm về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh của các nước có trình độ phát triển khác nhau và đi sâu nghiên cứu so sánh với một nước có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gần tương tự như Việt Nam nhưng đã thành công.

5. Tình hình nghiên cứu

Tình hình triển khai nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh, hạn chế hoặc xoá bỏ tình trạng độcquyền trong khâu phân phối, xác lập khung pháp lý phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước và không mâu thuẫn với các quy định quốc tế nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và liên minh châu Âu thì vấn đề này đã được nghiên cứu và ứng dụng từ vài chục năm về trước đem lại kết quả to lớn là các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại các nước này đã chiếm lĩnh khoảng

70% thị phần xuất khẩu thuốc trên toàn thế giới và sở hữu khoảng 90% các thuốc chữa bệnh tiên tiến, theo Keith E.Maskus (2006) .

• Burstall và Micheal. L (1997) đã đánh giá các phương pháp quản lý chi phí thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân tại Anh trong tác phẩm nghiên cứu “ Quản lý chi phí và lợi ích đối với thuốc chữa bệnh tại Anh”, trong nghiên cứu này các tác giả đã bàn luận về mối tương quan giữa mức chi phí thuốc của bệnh nhân tại Anh và lợi ích về hiệu quả điều trị bệnh. Burstall và Micheal L đã đưa ra khái niệm về “giá điều trị bệnh hiệu quả” thay vì giá thuốc, bởi chi phí điều trị bệnh nhân được tính trong tổng thể dịch vụ y tế nói chung. Từ đó các tác giả có những giải pháp kiến nghị đối với các nhà quản lý bảo hiểm y tế, các nhà chuyên môn và các cơ quan chức năng không nên chỉ quan tâm đến giá thuốc, mà còn phải quan tâm đến hiệu quả điều trị bệnh và chi phí điều trị bệnh nói chung.

• Trong tác phẩm “Chi phí nghiên cứu và lợi ích kinh tế từ kết quả nghiên cứu thuốc chữa bệnh”, Grabowski, Henry G và Wermon, Jonh (2006) đã phân tích chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia là đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và phát triển để phát minh ra thuốc mới có bảo hộ độc quyền, từ đó có thể định giá thuốc cao và chiếm thị phần lớn để thu siêu lợi nhuận. Các tác giả cũng thống kê về chi phí trung bình tăng từ 300 triệu đô la Mỹ giai đoạn sau năm 1970 đến 500 triệu đô la Mỹ giaiđoạn sau năm 2000 để đầu tư cho việc nghiên cứu phát minh ra một loại thuốc mới bởi các doanh nghiệp đa quốc gia trong khoảng thời gian 1970-2003.

• Jacobzone và Stephane (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu với nhan đề “Các chính sách quản lý thị trường thuốc chữa bệnh tại các nước thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, dung hoà giữa lợi ích xã hội và ngành”, trong nghiên cứu này các tác giả đã phân tích và đề cao vai trò của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế và chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Quan điểm nổi bật của các tác giả này là khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh bằng chất lượng thuốc, xây dựng thương hiệu, chấp nhận giá thuốc cao để các doanh nghiệp thu siêu lợi nhuận và tái đầu tư cho nghiên cứu phát triển, chi phí thuốc chữa bệnh nói riêng và dịch vụ y tế nói chung cần được thực hiện theo phương pháp chi trả kết hợp giữa bệnh nhân-bảo hiểm y tế hoặc giữa bệnh nhân-trợ giá của Nhà nước. Kết hợp chi trả được thực hiện theo nguyên tắc chi phí dịch vụ y tế bao gồm chi phí thuốc chữa bệnh sẽ được chi trả một phần bởi bệnh nhân, phần còn lại sẽ được chi trả từ hệ thống bảo hiểm y tế hoặc trợ giá của Nhà nước. Với chi phí điều trị bệnh ở mức thấp và đối với các bệnh nặng, bệnh nan y thì phần chi trả trực tiếp từ bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh ở mức cao. Vì ở mức cao nhu cầu tự nguyện của bệnh nhân đòi hỏi dịch vụ y tế tốt hơn như sử dụng các công nghệ chẩn đoán, điều trị hiện đại, thuốc chữa bệnh có giá thành cao. Phương pháp này được áp dụng để dung hoà giữa mức kinh phí giới hạn của các tổ chức bảo hiểm y tế, Nhà nước và nâng cao trách nhiệm đối với các quyết định sử dụng dịch vụ y tế ở mức khác nhau theo các đối tượng bệnh nhân khác nhau.

Tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan thì Nhà nước đã nhận thức được vai trò quan trọng này khoảng 30 năm trở lại đây và cũng đã có nhiều tác động chủ động, tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước phát triển theo xu hướng nâng caonăng lực cạnh tranh. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (2006) , hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tại các nước này đã đáp ứng được trên 70% nhu cầu của thị trường thuốc chữa bệnh trong nước. Hiệu quả tác động tích cực của các chính sách quản lý Nhà nước tại các nước trên đến thị trường thuốc chữa bệnh và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh trong nước đã được phát huy theo đúng hướng. Họ đã ứng dụng các chính sách quản lý phù hợp với thực trạng của mỗi nước dựa trên rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc.

• Trong công trình nghiên cứu về “Xu hướng, tác động và chính sách thực hiện của Nhà nước các nước châu Á”, Narsalay R (2006) đã phân tích vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả đã chỉ ra khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản thuộc một trong những nước có nền công nghiệp dược tiên tiến nên Nhà nước khuyến khích thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng phát minh, sáng chế. Các nước như Hàn Quốc, Ấn độ, Trung Quốc, là các nước có nền công nghiệp dược thuộc loại trung bình và khá nên Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất thuốc Generic để cạnh tranh.

• Năm 1998, Lanjouw JO đã công bố công trình nghiên cứu với nhan đề

“Bán thuốc Generic giá thấp, đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp Ấn Độ”. Tác giả đã thống kê, phân tích và chỉ ra chiến lược chủ yếu để cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ là tập trung sản xuất các thuốc Generic giá thành thấp để cạnh tranh bằng giá với các doanh nghiệp đa quốc gia tại thị trường trong nước và thế giới, các doanh nghiệp Ấn Độ đã thu được những thànhcông nhất định, đáng để doanh nghiệp của các nước đang phát triển khác rút ra những bài học kinh nghiệm.

Tình hình triển khai nghiên cứu tại Việt Nam

Trước năm 2003, các chuyên gia và cơ quan chức năng tại Việt Nam chưa quan tâm thích đáng đến nghiên cứu về thị trường và chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh nên hầu như không có một công trình nghiên cứu khoa học nào về thị trường thuốc chữa bệnh và chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Giai đoạn từ 2003-

2007, do giá thuốc tại thị trường Việt Nam tăng lên liên tục, tạo ra sự chú ý của xã hội đối với thị trường thuốc, từ đó những vấn đề về thị trường thuốc chữa bệnh, doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam và các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh đã được các chuyên gia và cơ quan chức năng quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng tổng kết báo cáo, tổng hợp và phân tích các số liệu phản ánh thực trạng thị trường thuốc và các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam:

• Trong báo cáo tổng kết về “Tình hình sản xuất và kinh doanh dược tại Việt Nam”, Cục quản lý dược Việt Nam (2006) đã tổng kết và nêu rõ thực trạng thị trường thuốc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc Việt Nam hiện chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm Generic thông thường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu so với khu vực và trên thế giới.

• Cao Minh Quang và cộng sự (2005) đã giới thiệu nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của ngành dược Việt Nam trước thềm hội nhập”. Các tác giả đã phân tích về những cơ hội đối với ngành dược Việt Nam sau khi hội nhập với khả năng tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường dòng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến và xâm nhập thị trường thế giới. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích những nguy cơ đối với ngành dượcViệt Nam sẽ gặp phải sau khi hội nhập đó là gia tăng mức độ cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam, gia tăng sức ép đối với Nhà nước về kiểm soát hiệu quả hơn nữa quyền sở hữu trí tuệ.

• Cục quản lý dược Việt Nam (2006) đã công bố “Chiến lược phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” . Nội dung của chiến lược đã phân tích về mục tiêu và quy hoạch phát triển ngành sản xuất, kinh doanh thuốc tại Việt Nam đến năm 2015 theo xu hướng tăng cường sản xuất thuốc bởi các doanh nghiệp trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam, giảm phụ thuộc vào nguồn cung thuốc từ nhập khẩu.

Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu tổng hợp độc lập nào về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần được khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.

6. Đóng góp của Luận án

Với những kết quả nghiên cứu, Luận án hy vọng sẽ đóng góp những ý tưởng mới để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Đặc biệt Luận án đã làm sáng tỏ về chính sách quản lý Nhà nước đối với nhập khẩu thuốc song song, đây là chính sách có tính chất riêng biệt so với các loại hàng hoá tiêu dùng khác.

- Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường thuốc và các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam giai đoạntừ 1995 đến 2007, trên cơ sở đó chỉ rõ những vấn đề thuộc chính sách củaNhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh cần được giải quyết.

- Đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam đến năm 2015. (i) Nhóm giải pháp về quá trình chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tại Việt Nam. (ii) Nhóm giải pháp chính sách nhằm tăng cung thuốc sản xuất trong nước. (iii) Nhóm giải pháp chính sách phát triển thị trường phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.

Những đóng góp khoa học này có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý tiếp tục cải tiến các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thị trường thuốc Việt Nam phát triển ổn định, đảm bảo dung hoà lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh.

Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam

Trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu cho phép, Luận án đã rất cố gắng để có thể đóng góp nhất định vào quá trình nghiên cứu chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tại Việt Nam. Luận án cũng đưa ramột số gợi ý tiếp tục nghiên cứu về các chủ đề liên quan tới vai trò quản lýNhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam nói chung.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ... 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ... 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .... 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .... 6

LỜI MỞ ĐẦU . 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH 19

1.1. Thị trường thuốc chữa bệnh.. 19

1.2. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh .... 23

1.3. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại một số nước trên thế giới . 61

Kết luận chương 1 ..... 75

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM . 77

2.1. Thực trạng thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam 77

2.2. Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam ... 103

2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất

thuốc chữa bệnh tại Việt Nam ... 124

2.4. Kết quả điều tra lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh của Việt Nam . 130

Kết luận chương 2 ... 140

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM .. 142

3.1. Xu hướng phát triển thị trường thuốc chữa bệnh trên thế giới... 142

3.2. Quan điểm và định hướng chính sách quản lý Nhà nước của Việt Nam đối với thị trường thuốc chữa bệnh giai đoạn 2007-2015..... 152

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị

trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam .... 160

Kết luận chương 3 ... 197

KẾT LUẬN ...199

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....202

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
  • Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối ...

Upload: tuyetroisamac49

📎 Số trang: 235
👁 Lượt xem: 488
Lượt tải: 16

Vai trò quản lý nhà nước đối với sự hình ...

Upload: nguyenthuthuy

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 300
Lượt tải: 16

Vai trò quản lý nhà nước đối với sự hình ...

Upload: may_chem2003

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 340
Lượt tải: 16

Quản lý Nhà nước đối với TTCK Việt Nam

Upload: nhungnh

📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 387
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh ...

Upload: duongpvc

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 421
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách tỉnh ...

Upload: bsdominhtan1969

📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 570
Lượt tải: 16

Vai trò quản lý nhà nước đối với sự hình ...

Upload: YVONEMS

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 298
Lượt tải: 16

Quản lý của Nhà nước đối với các Công ty ...

Upload: mrchick1984

📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chiến lược marketing đối với dòng ...

Upload: hungbis

📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 501
Lượt tải: 17

Quản lý nhà nước đối với thị trường nhà đất ...

Upload: nguyenkien02051985

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 281
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chế độ phân cấp quản 43 lý ngân ...

Upload: fcn_thao

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 323
Lượt tải: 16

Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước ...

Upload: hieplc72

📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 340
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối ...

Upload: nlqtuan

📎 Số trang: 235
👁 Lượt xem: 445
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước năm 1989, nước ta luôn nằm trong tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh cho người. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ chế bao cấp làm cho Nhà nước không đủ kinh phí để chi trả thuốc chữa bệnh cho pdf Đăng bởi
5 stars - 291832 reviews
Thông tin tài liệu 235 trang Đăng bởi: nlqtuan - 02/08/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 02/08/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam