Mã tài liệu: 257799
Số trang: 80
Định dạng: doc
Dung lượng file: 751 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
&
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu) 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Phương pháp luận 5
2.1.1. Quản trị chiến lược 5
2.1.1.1. Khái niệm chiến lược 5
2.1.1.2. Khái niệm quản trị chiến lược 5
2.1.1.3. Sự cần thiết của quản trị chiến lược 5
2.1.1.4. Mô hình quản trị chiến lược 5
2.1.2. Nội dung của hoạch định chiến lược 6
2.1.2.1. Nhiệm vụ 6
2.1.2.2. Những mục tiêu của chiến lược 7
2.1.2.3. Môi trường bên ngoài 7
2.1.2.4. Môi trường bên trong 8
2.1.3. Các chiến lược kinh doanh 8
2.1.3.1. Nhóm chiến lược tăng trưởng hướng nội 8
2.1.3.2. Nhóm chiến lược tăng trưởng hướng ngoại 9
2.1.3.3. Nhóm chiến lược thu hẹp 9
2.1.4. Lựa chọn chiến lược 9
2.1.5. Các ma trận sử dụng trong hoạch định chiến lược 10
2.1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 10
2.1.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 11
2.1.5.3. Ma trận SWOT 11
2.1.5.4. Ma trận lựa chọn chiến lược (QSPM) 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 13
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH
AN GIANG 16
3.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát riển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Chi nhánh An Giang 16
3.1.1. Lịch sử hình thành 16
3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ chính 17
3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban 18
3.1.4. Mạng lưới hoạt động 19
3.2. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang từ năm 2005 – 2007 20
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG
TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH AN GIANG 23
4.1. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng 23
4.1.1. Mục tiêu phấn đấu 23
4.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu 23
4.1.3. Phương hướng 23
4.2. Phân tích môi trường kinh doanh 25
4.2.1. Môi trường bên ngoài 25
4.2.1.1.Môi trường kinh tế 25
4.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật 27
4.2.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội - địa lý – dân số 29
4.2.1.4. Môi trường công nghệ 30
4.2.1.5. Phân tích khách hàng 31
4.2.1.6. Môi trường cạnh tranh 31
4.2.1.7.Ma trận các yếu tố bên ngoài 32
4.2.2. Môi trường bên trong 34
4.2.2.1. Nguồn lực tài chính 34
4.2.2.2. Cơ sở vật chất 36
4.2.2.3. Marketing 36
4.2.2.4. Nguồn nhân lực 40
4.2.2.5. Thẻ ATM 41
4.2.2.6. Uy tín của Ngân hàng 43
4.2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 43
4.3. Đánh giá kết quả 45
4.3.1. Hiệu quả 45
4.3.2. Hạn chế, tồn tại 47
CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH AN GIANG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 49
5.1. Hoạch định chiến lược 49
5.1.1. Ma trận SWOT 49
5.1.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược 51
5.1.2.1. Phân tích chiến lược 51
5.1.2.2. Lựa chọn chiến lược 53
5.2. Giải pháp thực hiện chiến lược 56
5.2.1. Giải pháp về mạng lưới 56
5.2.1.1. Mở thêm các Phòng Giao dịch 57
5.2.1.2. Mở các điểm Giao dịch tại các siêu thị 57
5.2.1.3. Mở thêm các quầy dịch vụ Ngân hàng (Ki- ốt Ngân hàng) 57
5.2.1.4. Thiết lập và mở rộng hệ thống ATM 58
5.2.2. Giải pháp về sản phẩm 58
5.2.3. Giải pháp về Marketing 59
5.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 60
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
6.1. Kết luận 62
6.2. Kiến nghị 62
6.2.1. Kiến nghị với chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam 62
6.2.2. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 63
6.2.3. Kiến nghị đối với MHB Hội sở 63
6.2.4. Kiến nghị đối với MHB An Giang 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
DANH MỤC BẢNG
&
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB từ năm 2005 đến năm 2007 20
Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 33
Bảng 3: Khái quát tình hình hoạt động của MHB Chi nhánh An Giang từ 2005- 2007 34
Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính của MHB từ năm 2005 – 2007 35
Bảng 5: Tình hình thu nhập của MHB Chi nhánh An Giang từ năm 2005 – 2007 37
Bảng 6: Bảng lãi suất cho vay của MHB trước và sau tết Nguyên Đán 39
Bảng 7: Trình độ nhân viên Ngân hàng 40
Bảng 8: Biểu phí dịch vụ thanh toán thẻ ATM 42
Bảng 9: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 44
Bảng 10: Ma trận SWOT 49
Bảng 11: Ma trận lựa chọn chiến lược (QSPM) 53
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
&
Trang
Hình 1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 5
Hình 2: Biểu đồ tình hình thu, chi của MHB từ năm 2005 – 2007 21
Hình 3: Biểu đồ tình hình thu nhập của MHB Chi nhánh An Giang từ 2005 – 2007 38
Hình 4: Biểu đồ trình độ chuyên môn của nhân viên Chi nhánh 41
Sơ đồ 1: Sơ đồ ma trận SWOT 12
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
&
MHB Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
WTO Tổ chức thương mại thế giới
NHTM Ngân hàng Thương mại
EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
QSPM Ma trận lựa chọn chiến lược
TCTD Tổ chức tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
VBA Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Những năm đầu của thế kỷ XXI đang chứng kiến nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, rất nhiều ngành kinh tế đã và sẽ buộc phải mở cửa theo lộ trình Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các doanh nghiệp Việt Nam không còn được Nhà nước bảo hộ nữa, thay vào đó các doanh nghiệp phải đối diện với những vấn đề sống còn trong cạnh tranh.
Ngành Ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài bức tranh toàn cảnh đó. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nổ lực hết sức để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay khi mà các tập đoàn tài chính Ngân hàng nước ngoài đã và đang không ngừng vào Việt Nam như: HSBC, Citigroup, ANZ, Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ thu hẹp thị trường đối với các NHTM Việt Nam. Vì vậy, hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng Ngân hàng nhằm tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi Ngân hàng.
Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh An Giang đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa Ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. MHB Chi nhánh An Giang thực hiện đầy đủ các dịch vụ của NHTM, nổi bật nhất là cho vay làm nhà đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang và khu vực lân cận với thời gian cho vay dài hạn có thể mười năm. Xuất phát từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Hoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang” để Ngân hàng đầu tư tín dụng có hiệu quả hơn trong tương lai, cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
- Quản trị chiến lược như là một nghệ thuật và khoa học được thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra. Thuật ngữ “Quản trị chiến lược” được sử dụng tại nhiều trường đại học và cao đẳng như là đầu đề cho khoa học nền tảng trong quản trị kinh doanh.
- Theo thống kê năm 2006 của tạp chí Kế hoạch có trên 70% các công ty hiện đang sử dụng các kỹ thuật quản trị chiến lược, so với con số dưới 25% trong năm 1979. William Decuden tại công ty Hershey Foods cho sự thành công của công ty ông ta là nhà quản trị chiến lược trong thập niên 1980, thu nhập hằng năm bình quân của cá nhà đầu tư tại Hershey Foods là 28,8%.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Hoạch định chiến lược thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định cơ hội và thách thức của Ngân hàng thông qua phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu dựa trên những nhân tố nội tại bên trong Ngân hàng.
- Trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức nhằm lựa chọn những chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng trong đầu tư vốn tín dụng tại Ngân hàng.
- Một số biện pháp để thực hiện chiến lược đó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)
Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang.
1.3.2. Thời gian
Nghiên cứu số liệu từ năm 2005 đến 2007 và thông tin thực tế trong thời gian thực tập ở Ngân hàng.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, các chiến lược và quản trị chiến lược của MHB Chi nhánh An Giang.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong luận văn “Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản công ty Antesco” của Tiêu Ngọc Cầm (2004) đã sử dụng phương pháp so sánh, thống kê dự báo để phân tích chiến lược, và sử dụng phần mềm SPSS phân tích bảng điều tra, nghiên cứu thị trường. Từ đó Tiêu Ngọc Cầm định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty Antesco. Tiêu Ngọc Cầm đã phân tích, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của công ty nhưng vẫn chưa làm nổi bật những cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt. Những chiến lược đưa ra trong luận văn này mang tính xây dựng thương hiệu là chủ yếu như: tên thương hiệu, slogan, quảng cáo chứ chưa nhấn mạnh đến việc phát triển sản phẩm.
Trong luận văn “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty xuất nhập khẩu An Giang giai đoạn năm 2004- 2010” của Phạm Thị Nguyên Phương (2004) đã sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê bằng bảng, biều, tham khảo ý kiến của chuyên gia, và phương pháp then chốt là phân tích SWOT để tìm những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp, những cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp. Từ đó, Phạm Thị Nguyên Phương đã đưa ra nhiều chiến lược kết hợp với nhau vừa thâm nhập thị trường, vừa phát triển thị trường, vừa kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, vừa kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm. Tác giả đã kết hợp quá nhiều chiến lược mà không lựa chọn ra một hay một vài chiến lược chính nào để công ty theo đuổi từ đó khó đề ra các biện pháp để theo đuổi hết các chiến lược đó.
Trong luận văn “Xây dựng chiến lược phát triển cho cơ sở sản xuất gạch Thành Long giai đoạn 2006- 2010” của Nguyễn Long (2006) đã sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê bằng bảng, biều, tham khảo ý kiến của chuyên gia, và phương pháp then chốt là phân tích SWOT, ma trận lựa chọn chiến lược. Bằng các phương pháp đó, Nguyễn Long đã đề ra các chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược kết hợp xuôi về phía trước, chiến lược kết hợp hàng ngang và chiến lược kết hợp ngược về phía sau. Tuy nhiên các giải pháp mà tác giả đưa ra quá chung chung, không cụ thể để theo đuổi các chiến lược mà tác giả đã đề ra.
Trong đề tài nghiên cứu này thông qua ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong, ma trận SWOT để xác định cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và dùng ma trận lựa chọn chiến lược để đưa ra những chiến lược phù hợp. Từ đó đề ra những giải pháp thực hiện chiến lược mang tính thực tiễn hơn vì thông tin có được là do Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long Chi nhánh An Giang cung cấp trực tiếp trong thời gian thực tập tại Ngân hàng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16