Mã tài liệu: 246016
Số trang: 131
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,198 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Toàn cầu hóa hiện nay đang là xu thế tất yếu khách quan mà các quốc gia
buộc phải tham gia nếu muốn phát triển nền kinh tế. Toàn cầu hóa mang đến cho
các quốc gia nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn trong quá trình hội nhập vào
sân chơi chung của nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đang nỗ lực để gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Viễn thông nói
riêng có môi trường kinh doanh năng động và khắc nghiệt hơn, buộc các doanh
nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược kinh doanh phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho các
doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là trên thị trường thế giới, Chính phủ đã thành lập
các Tập đoàn kinh tế mạnh, trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ngày 09/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 06/2006/QĐ-TTg
về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ
chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông và phát triển theo mô hình Tập đoàn
kinh tế Nhà nước, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế; chuyển mô hình
quản lý hành chính tập trung sang mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Bưu
chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin là lĩnh vực kinh doanh chính.
VNPT sẽ là Tập đoàn kinh tế giữ vai trò chủ đạo và là lực lượng nòng cốt,
chủ lực của ngành bưu chính, viễn thông, nắm những khâu then chốt nhất về bưu
chính, viễn thông, chiếm thị phần chủ yếu thông qua việc cạnh tranh bằng giá cả và
dịch vụ. Trong đó 3 Tổng Công ty Viễn thông I, II và III mà Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con. Tổng Công ty Viễn thông II hoạt động từ Bình Thuận đến Cà
Mau, dự kiến sẽ được chính thức thành lập vào ngày 01/01/2007.
Trong điều kiện mà Chính phủ đã xóa bỏ thế độc quyền của ngành Bưu chính
Viễn thông như hiện nay thì nếu Tổng Công ty Viễn thông II chỉ dựa vào ưu thế
trước đây của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam mà không kịp thời
điều chỉnh, thay đổi thì sẽ không thể phát triển mạnh trên thị trường như kỳ vọng
của Chính phủ khi thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với mong
muốn xây dựng được chiến lược phù hợp nhằm giữ vững và phát triển vị thế của
Tổng Công ty Viễn thông II nói riêng và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam nói chung, tác giả đã chọn “Hoạch định chiến lược phát triển Tổng Công ty
Viễn thông II đến năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
để viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan nêu trên, việc nghiên cứu đề tài của luận
văn có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tiễn và rất cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Tổng Công ty Viễn thông II; đồng thời đây cũng là tài liệu góp phần
nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển các Tổng Công ty Viễn thông trong quá
trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới giai đoạn 2007 – 2015.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Luận văn phân tích môi trường hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông II
trên cơ sở phân tích các đơn vị viễn thông trên địa bàn phía Nam, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh – nơi có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp viễn thông.
Ngoài các yếu tố mang tính vĩ mô và vi mô, luận văn tập trung phân tích các
yếu tố nổi bật trong ngành viễn thông hiện nay như sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp viễn thông, công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ viễn thông và nội lực
của Tổng Công ty Viễn thông II.
Qua đó, xác định được các cơ hội cần nắm bắt, các nguy cơ cần tránh né cũng
như các điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục; trên cơ sở đó hoạch định
một chiến lược phát triển Tổng Công ty Viễn thông II đến năm 2015, giúp Tổng
Công ty Viễn thông II giữ vững được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường,
đồng thời góp phần đưa thương hiệu VNPT phát triển mạnh trên thị trường trong
nước và quốc tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tổng Công ty Viễn thông II.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại cố
định và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền điện thoại cố định.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu đầy đủ các đối
tượng khác nhau, có mối quan hệ với nhau cùng tác động đến thực thể doanh
nghiệp.
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số
liệu, dữ kiện nhằm xác định những mục tiêu, các phương án, giải pháp chiến
lược được lựa chọn.
- Phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến để nhận định những yếu tố tác
động và mức độ tác động của các yếu tố đối với doanh nghiệp.
- Phương pháp điều tra trực tiếp và xử lý số liệu với chương trình SPSS.
5. Nguồn số liệu:
- Số liệu sơ cấp:
o Kết quả của phương pháp chuyên gia, kết quả điều tra thăm dò ý kiến
người tiêu dùng về nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định tác giả
thực hiện.
o Kết quả nghiên cứu thị trường VNPT thực hiện trong năm 2006.
- Số liệu thứ cấp:
o Số liệu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT trên địa bàn phía
Nam trong lĩnh vực viễn thông, độ tin cậy của số liệu cao.
o Sử dụng các số liệu từ nguồn niên giám thống kê, Bộ Bưu chính viễn
thông, các báo đài và internet.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Ý nghĩa khoa học: hoạch định chiến lược là một phương pháp hữu hiệu để
doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định đúng hướng đi
của mình. Thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành hoạch định
chiến lược phát triển cho mình một cách nghiêm túc, khoa học. Do vậy, đề tài này sẽ
trình bày một phương pháp tiếp cận để hoạch định chiến lược phát triển doanh
nghiệp và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Tổng Công ty Viễn thông II, từ đó góp
phần đem lại những kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp ở
Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: áp dụng quy trình hoạch định chiến lược phát triển doanh
nghiệp để xác định chiến lược cho Tổng Công ty Viễn thông II, một doanh nghiệp
chuẩn bị được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại hoạt động của các đơn vị quản l ý viễn
thông từ Bình Thuận đến Cà Mau. Do vậy, việc hoạch định chiến lược cho Tổng
Công ty Viễn thông II hết sức có ý nghĩa và mang tính cấp bách.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương I: L ý luận cơ bản về chiến lược, hoạch định chiến lược.
Chương II: Phân tích môi trường hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông II
Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển Tổng Công ty Viễn thông II đến
năm 2015
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16