Mã tài liệu: 218411
Số trang: 63
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,791 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Chợ Mới là huyện cù lao có diện tích đất phù sa màu mỡ của tỉnh An Giang và
nằm trong vùng đê bao khép kín rất thích hợp cho việc canh tác các loại hoa màu và các
cây trồng khác, cây ngắn ngày cũng được đưa vào canh tác và xem là các loại cây thế
mạnh phát triển của huyện. Trong đó, cây gừng là một trong những cây được người dân
quan tâm đưa vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân
hiện nay. Mô hình này hiện nay được bà con nông dân ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú,
Châu Thành áp dụng rộng rãi và đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, cây gừng là loại cây gia
vị và dược liệu có nhiều đặc tính quí. Nó góp phần làm tăng thêm hương vị cho một số
loại thực phẩm cũng như dùng làm thuốc điều trị một số bệnh cho người. Đồng thời, với
những đặc tính dễ trồng, ít sử dụng phân bón, có thể trồng ở dưới tán cây nên dễ dàng
thực hiện mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái để góp phần tăng thêm thu nhập cho
người nông dân, bình quân 1 ha đạt từ 45-80 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà
vườn là 10.000-12.000 đồng/kg thì tổng thu từ 45-96 triệu đồng/ha/năm (Khoa học và
đời sống, 2005).
Tuy nhiên, cây gừng dễ bị sâu bệnh tấn công (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh
cháy lá, bệnh thối củ ), trong đó bệnh thối củ (héo vàng) do vi khuẩn Erwinia spp gây
nên là nghiêm trọng nhất, đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, nông dân
thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này.
Hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma spp trên thế giới được ứng dụng rộng rãi ở
các loại cây trồng như: Cà chua, khoai tây, riêng về cây ăn trái và rau dưa cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma spp.
Các đối tượng dịch hại xãy ra trên gừng ngoài yếu tố khách quan (nhiệt độ, ẩm
độ, gió, mưa, đất .) còn do vấn đề kỹ thuật canh tác của nông dân như: lượng giống
gieo trên hom trồng, khoảng cách trồng gừng trên sọt hay bọc nilong sẽ ảnh hưởng đến
lượng giống được dùng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chưa được thống
nhất qui trình làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, dịch hại và năng suất cũng như về
hiệu quả kinh tế trong sản xuất đại trà. Để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trồng
gừng đạt hiệu quả hơn trong sản xuất, vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Hiện trạng canh
tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa đất trồng lên
sinh trưởng, sâu bệnh hại chính trên gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới năm
2006-2007”, làm cơ sở cho nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản
xuất, kỳ vọng khắc phục được những khó khăn mà người trồng gừng đang gặp phải,
đồng thời góp phần nâng cao đời sống nông dân.
A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
Điều tra, ghi nhận kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại chính và các loại nông dược
được sử dụng trên cây gừng của nông dân tại một số xã thuộc Huyện Chợ Mới, An
Giang.
Xác định hiệu quả của nấm đối kháng Trichoderma spp đối với bệnh thối củ,
bệnh cháy lá
Xác định hiệu quả của từng vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng và sâu bệnh
hại chính trên gừng so với trồng gừng trực tiếp trên đồng ruộng.
1
II. NỘI DUNG
Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng nông dược trên cây gừng tại huyện Chợ
Mới (47 mẫu được phân bổ theo một số xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ và Bình Phước
Xuân) theo phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các
vấn đề kỹ thuật canh tác như thời vụ, giống, phân bón, tưới nước, sâu bệnh, các loại
nông dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế .
Bố trí thí nghiệm hiệu quả của nấm Trichoderma spp và 3 loại vật liệu chứa lên
tốc độ sinh trưởng và dịch hại chính trên cây gừng (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy
lá, thối củ .) ở huyện Chợ Mới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1153
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 18