Mã tài liệu: 266248
Số trang: 50
Định dạng: zip
Dung lượng file: 437 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi ký kết Hiệp định khung (17/5/1997), đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN. EU trở thành bạn hàng rất quan trong của Việt Nam. Giá trị xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và EU ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, chủng loại hàng hóa đem ra trao đổi giữa hai quốc gia. EU được coi là đối tác nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng được mở rộng, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như hàng nông sản, thủy sản còn có rất nhiều mặt hàng khác như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sử mỹ nghệ hay một số hàng công nghệ cao như điện tử, điện máy....
Với cafe, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu cafe vào thị trường EU là việc làm cấp thiết và kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu cafe của Việt Nam, cũng như góp phần vào cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu cafe sang EU lại đang đứng trước một thách thức rất lớn. Đó là vấn đề xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cafe vì EU vốn là một thị trường đặt vấn đề an toàn cho người sử dụng nên hàng đầu, mọi hàng hóa nhập khẩu vào EU, đặc biệt là hàng lương thực thực phẩm chỉ được phép nhập khẩu vào khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt đề ra. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cafe hiện nay của Việt Nam hầu hết đều dựa trên tiêu chí phần trăm lỗi để phân loại cafe (cách này hiện nay không được thế giới công nhận). Điều này đã khiến hàng cafe xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn là chất lượng xấu và bị loại thải rất nhiều, có khi lên tới 60%. Vì vậy, việc nghiên cứu, triển khai và tiếp tục hoàn thiện "Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU" là một thách thức rất lớn đối với chính phủ và đòi hỏi sự hợp tác, hưởng ứng của các doanh nghiệp Việt Nam.
II. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẫn kỹ thuật
- Tìm hiểu quy định của EU về mặt hàng cà phê nhập khẩu vào thị trường này
- Làm rõ thực trạng xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê hiện nay của EU
- Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê để tăng cường thúc đẩy sang thị trường châu Âu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 16