Mã tài liệu: 247449
Số trang: 20
Định dạng: doc
Dung lượng file: 270 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này.
Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều không xem nhẹ cái nào. Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là thừa Lao động chân tay, Lao động giản đơn; Thiếu là thiếu Lao động tay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi. Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản trở sự Phát triển của nông nghiệp, nông thôn.
Để nông nghiệp, nông thôn Phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng Phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực lượng Lao động trong Nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lực duy trì và Phát triển.
Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo. Công tác này đã và đang ở đâu? Để trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”.
1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
1.2.1. Giới hạn nghiên cứu.
Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đây, liên quan đến bức tranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của nó; từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách. Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộ các ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực Nông nghiệp và nông thôn.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách chính hiện tại, từ đó đề ra khuyến nghị giải pháp chính.
b. Các mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực (cho nông nghiệp, nông thôn).
- Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
- Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong khu vực Nông nghiệp nông thôn.
- Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trương và chính sách chủ yếu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Khuyến nghị giải pháp chính.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lý (thu thập số liệu thứ cấp) từ các nguồn khác nhau để mô tả thực trạng (thống kê mô tả).
- Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề.
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề. 1
1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. 1
1.2.1. Giới hạn nghiên cứu. 1
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2
2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho Nông nghiệp và nông thôn. 2
2.1.1. Nguồn nhân lực. 2
2.1.2. Nguồn nhân lực cho Nông nghiệp và nông thôn. 2
2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. 3
III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM. 4
3.1. Tình hình Lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay. 4
3.2. Xu thế vận động của Lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn 7
3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 8
3.3.1. Khó khăn trong Phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, Nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo. 8
3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. 9
IV. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP; MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH. 12
4.1. Chủ trương và chính sách chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. 12
4.2. Một số khuyến nghị chính sách. 13
V. KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16