Tìm tài liệu

Dang cong san viet nam lanh dao su nghiep xay dung nha nuoc phap quyen xa hoi chu nghia tu nam 1996 den nam 2006

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006

Upload bởi: cuonghyundaimoto

Mã tài liệu: 257359

Số trang: 34

Định dạng: docx

Dung lượng file: 41 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

Luận án gồm 3 chương.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhà nước là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị trong xã hội có giai cấp. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Thực tế lịch sử loài người cho thấy, giai cấp nào muốn thống trị xã hội, cải tạo xã hội phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình đều phải giành lấy công cụ quan trọng nhất là chính quyền nhà nước. Nhiệm vụ trung tâm của các Đảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạo cách mạng là phải giành lấy chính quyền và quan trọng hơn là phải thường xuyên xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Xây dựng và bảo vệ Nhà nước cách mạng là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, "giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền" [87, 585], cuộc đấu tranh đó đòi hỏi không chỉ có tinh thần cách mạng kiên cường mà còn phải có những nhận thức và sự phát triển tư duy khoa học về Nhà nước cũng như sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước. Thường xuyên củng cố và giữ vững bản chất dân chủ của Nhà nước cách mạng, bảo đảm nguyên tắc "mọi quyền lực thuộc về nhân dân" chính là mục tiêu, là nguồn động lực đồng thời chính là thước đo hiệu lực của Nhà nước kiểu mới.

Nhà nước cách mạng Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đã đóng một vai trò hết sức quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ra đời từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay buổi đầu, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp của một nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi ích của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Từ đó đến nay, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, làm tròn nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ đắc lực của Đảng và nhân dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới. Chính vì vậy tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp đó của Nhà nước ta là đòi hỏi khách quan của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước XHCN trong giai đoạn cách mạng mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển, Nhà nước ta còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm: bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch vững mạnh, tổ chức bộ máy còn nặng nề, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Đặc biệt tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân không những chưa bị ngăn chặn, giảm bớt mà ngược lại có nơi, có lúc, có việc còn trở nên trầm trọng hơn, gây bất bình trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân, làm nản lòng những nhà đầu tư, kinh doanh muốn làm ăn hợp pháp và chính đáng, kìm hãm quá trình phát triển của đất nước . Tình hình đó đã và đang làm xói mòn bản chất dân chủ tốt đẹp của Nhà nước kiểu mới, làm suy yếu hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước XHCN.

Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã có nhiều tìm tòi, nghiên cứu các chủ trương, giải pháp để từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Những cố gắng đó đã đưa đến những thành tựu bước đầu. Song so với những đòi hỏi của cuộc sống, trước những vấn đề mới mẻ do bản thân công cuộc đổi mới đặt ra, sự nghiệp và trọng trách to lớn này của Đảng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong những năm 1996-2006, nhằm làm rõ hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, tổng kết những kinh nghiệm trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là vấn đề thời sự cấp bách, có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cả trên phương diện lý luận và chính trị - thực tiễn của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể tập hợp thành mấy nhóm nghiên cứu chính sau đây:

Một là: những nghiên cứu chuyên khảo dưới dạng các bài nói, bài viết, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.Tiêu biểu là các công trình: của Trường Chinh (1991): "Mấy vấn đề về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"; của Phạm Văn Đồng (1980): "Một số vấn đề về Nhà nước"; của Đỗ Mười (1991): "Xây dựng Nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh nghiệm và đổi mới"; “Phát huy dân chủ XHCN một giải pháp cơ bản, cấp thiết để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh” (Tạp chí Cộng sản số 14/1997); “Xây dựng Nhà nước và Quốc hội thật sự của dân, do dân, vì dân hoạt động có hiệu lực và hiệu quả”(Tạp chí Cộng sản số 19/1997); của Nông Đức Mạnh: “Tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” (Tạp chí Cộng sản số (22), 8.2002) . Các công trình nêu trên, trong một chừng mực nhất định có tổng kết quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Việt Nam mà mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng; các nghiên cứu này còn trình bày những quan điểm, định hướng lớn cho quá trình tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước XHCN. Tuy không nghiên cứu riêng về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, nhưng những quan điểm cơ bản được trình bày trong các tác phẩm này rất có giá trị, trở thành định hướng để mở rộng nghiên cứu vấn đề về bản chất của Nhà nước ta, về phát huy dân chủ trong xây dựng, củng cố Nhà nước, về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và từng cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Hai là: nghiên cứu của cá nhân và tập thể các nhà lý luận, khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau dưới hình thức các chuyên khảo, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy, về hoạt động của Nhà nước . Đáng chú trong số này là các công trình, bài viết của GS. TS Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng Nhà nước XHCN thật sự của dân, do dân, vì dân” (Tạp chí Cộng sản số 3, 1995); của PGS. TS Trần Ngọc Đường (1998): "Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam"; của PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc: “Mấy vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay" (Tạp chí Cộng sản số 15, 1995); của GS. TS Phạm Ngọc Quang (chủ nhiệm) (2007): “Phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” (Đề tài KX.03.08); của GS. TS Nguyễn Duy Quý (chủ nhiệm) (2004): “Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” (Đề tài KX.04.01); của Nguyễn Văn Yểu - GS. TS Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006): “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” v.v .

Đây là nhóm công trình chiếm số lượng nhiều nhất, phần nào phác họa được quá trình xây dựng Nhà nước trong những năm qua, bao gồm những vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền, về phương thức lãnh đạo của Đảng, về Nhà nước pháp quyền XHCN, về cơ cấu tổ chức, sự vận hành, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước . Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này xuất phát từ nhiều cách tiếp cận và ở nhiều chuyên ngành khác nhau đãđề cậpđến quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; những nghiên cứu này còn phản ánh sự vận động của đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong đó có chủ trương đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, nhờ vậy nó có giá trị cung cấp một số tư liệu quan trọng và là những cơ sở cần thiết cho tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận chung - một nội dung không thể thiếu trong luận án này.

Ba là: chuyên khảo của các nhà nghiên cứu, khoa học lịch sử về quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, về Nhà nước XHCN, về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong các thời kỳ đã qua. Đáng chú ý là nghiên cứu của Nguyễn Trọng Phúc: "Về xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm 1975-1990", (Luận án PTS sử học - Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, H.1991); PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc (2007): “Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam (1945-2005)”;“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Nhà nước kiểu mới” (Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 9.2000);“Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời kỳ đổi mới”, (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1.2004); của PGS Cao Văn Lượng: “Nhìn lại quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam kiểu mới”(Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4.2000); của Đoàn Minh Huấn: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng và củng cố Nhà nước từ 1986 đến 1996" (Luận án tiến sĩ Sử học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H., 2003).

Vì xuất phát từ góc độ khoa học lịch sử, nên những công trình loại này đã chú trọng tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong đó đã làm nổi bật quá trình hình thành và phát triển các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước XHCN, những bước phát triển, đổi mới nhận thức của Đảng về nội dung và phương thức lãnh đạo đối với Nhà nước; một số kết quả nhất định từ sự lãnh đạo của Đảng cũng đã được tổng kết; có công trình đã rút ra một số kinh nghiệm lịch sử tương đối sâu sắc và có giá trị. Đây là nhóm công trình liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, do đó đã cung cấp cho tác giả phương pháp và cách tiếp cận chuyên ngành rất có ý nghĩa.

Bốn là: nghiên cứu của các tổ chức hoặc cá nhân nhà khoa học nước ngoài về công cuộc đổi mới ở Việt Nam, trong đó có đề cập ở mức độ này hay mức độ khác, góc độ này hay góc độ khác về Nhà nước và bộ máy nhà nước. Nổi bật trong số này là công trình của Dwight H.Perkns, David D. Dapice, Jonathan H.Haughton (chủ biên) (1995): "Việt Nam cải cách theo hướng rồng bay"; Borje Ljunggren (chủ biên) (1994): "Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương"; Ngân hàng thế giới (1998), "Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi" . Loại trừ những quan điểm trái ngược với đường lối của Đảng ta, thì những công trình loại này đã cho thấy cách nhìn của người nước ngoài đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, mà ở đó bất cứ lĩnh vực nào cũng liên quan đến Nhà nước với tư cách là chủ thể tiến hành các hoạt động cải cách, đổi mới. Một số tác phẩm đã đề cập tương đối sâu về Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân với những kinh nghiệm khá phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Những nghiên cứu này đã trực tiếp khuyến nghị một số giải pháp cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính, xây dựng nền hành chính minh bạch, tăng cường khả năng tham gia của người dân vào công việc Chính phủ; chống tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước; vai trò của Nhà nước trong hội nhập và hợp tác quốc tế; mở rộng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy cải cách kinh tế, xã hội .

Các nhóm công trình nêu trên đã cung cấp cho tác giả những tư liệu có giá trị và những cách tiếp cận khoa học khi thực hiện đề tài này.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Thông qua một giai đoạn lịch sử cụ thể (1996-2006), luận án góp phần làm sáng rõ cơ sở khoa học của những quan điểm, đường lối, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản cũng như quá trình tổ chức, chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; qua đó nêu lên những kinh nghiệm của Đảng nhằm tiếp tục vận dụng vào quá trình lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay.

Với mục đích đó, nhiệm vụ của luận án là:

- Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử và những nhân tố tác động đến sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2006 - những năm đầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Phân tích, luận giải, làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống những quan điểm, chủ trương của Đảng lãnh đạo Nhà nước cũng như quá trình tổ chức thực hiện và từng bước đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết tại các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (4/2001), lần thứ X (4/2006) của Đảng và các hội nghị BCHTƯ Đảng trong các nhiệm kỳ.

- Khẳng định những thành tựu, hạn chế và bước đầu xác định một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN cả trong lý luận và tổ chức chỉ đạo thực tiễn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài từ năm 1996 đến 2006, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006). Tất nhiên, do yêu cầu của một đề tài khoa học lịch sử - với đặc trưng là một quá trình liên tục, không thể cắt rời một cách cơ học các giai đoạn, do đó luận án phải đề cập đến một số vấn đề cả trước và sau thời gian của phạm vi nghiên cứu.

Về nội dung: Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một đề tài rộng lớn về nội dung và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều nội dung nghiên cứu vượt quá khả năng của tác giả cũng như giới hạn của một luận án tiến sĩ. Vì vậy, luận án giới hạn nội dung nghiên cứu ở những quan niệm tiếp cận sau:

+ "Lãnh đạo" bao gồm các thuật ngữ nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, quy trình lãnh đạo . đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung và phương thức lãnh đạo được thể hiện ở quan điểm, đường lối và sự hiện thực hóa kết quả lãnh đạo trong thực tiễn.

+ “Chủ thể lãnh đạo” Nhà nước gồm các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng thể hiện trên những quan điểm, đường lối được phản ánh trong các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị BCHTƯ Đảng.

+ Khái niệm “Nhà nước” trong luận án chủ yếu đề cập đến “bộ máy nhà nước” bao gồm các cơ quan quyền lực do dân bầu ra (Quốc hội, HĐND), hệ thống bộ máy hành chính tức cơ quan hành pháp (Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp), các cơ quan giám sát, bảo vệ pháp luật (Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân) cùng các công cụ bạo lực như QĐND và CAND. Đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội), cơ quan hành chính nhà nước trên phương diện vĩ mô gắn với vai trò của Chính phủ và các cơ quan tư pháp ở cấp cao nhất.

Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, do đó, không thể không đề cập đến đường lối quốc phòng, an ninh,củng cố các công cụ bạo lực của Nhà nước;đường lối đối ngoại và thực hiện chức năng đối ngoại của Nhà nước; xây dựng và phát triển cơ sở kinh tế, xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề trên thông qua quá trình Nhà nước quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trên các lĩnh vực này.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án luận giải một cách có hệ thống những quan điểm, phương hướng cơ bản của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thông qua những tìm tòi, thể nghiệm, những bước đi và hình thức thích hợp của tiến trình đổi mới từ năm 1996 đến năm 2006.

- Luận án tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần tổng kết thực tiễn, tiếp tục vận dụng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

- Kết quả của luận án còn góp phần tổng kết lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006); tổng kết quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới nói chung, cũng như lý luận về xây dựng Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới.

6. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và các nguồn tư liệu:

- Hệ thống các quan điểm của lý luận Mác-Lênin về Nhà nước kiểu mới, đặc biệt là những tư tưởng của V.I. Lênin về Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, về bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các văn kiện cũng như các chuyên khảo, tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước .

- Báo cáo tổng kết, tổng hợp của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kỷ yếu các kỳ họp Quốc hội; báo cáo của Chính phủ; niên giám thống kê hàng năm .

- Luận án còn tham khảo, sử dụng, kế thừa, tiếp thu một số tài liệu, tư liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được công bố trong các bài viết, các công trình nghiên cứu trên các báo, tạp chí, các ấn phẩm đã được xuất bản.

Về phương pháp nghiên cứu, để thực hiện luận án, tác giả đã tuân thủ nguyên lý gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng, kết hợp hai phương pháp chính là lịch sử và lôgíc. Phương pháp lịch sử được quán triệt trong phân kỳ, trình bày tiến trình ra đời, phát triển của mỗi chủ trương, chính sách, là cơ sở khoa học cho việc đúc rút các nhận xét và kết luận. Phương pháp lôgíc được thể hiện trong trình bày từng chương, tiết, đặc biệt là những vấn đề mang tính khái quát như rút ra nhận xét, khái quát thành tựu và tổng kết kinh nghiệm. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006
  • Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ ...

Upload: vniddung

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 491
Lượt tải: 19

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ ...

Upload: banhmyngon122

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 577
Lượt tải: 18

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ ...

Upload: can6diop

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 419
Lượt tải: 16

Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng ...

Upload: pbt_2908

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 561
Lượt tải: 16

Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam trong ...

Upload: trungvmo

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
Lượt tải: 17

Vai trò của con người trong sự nghiệp xây ...

Upload: hussaf319

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 652
Lượt tải: 25

Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây ...

Upload: phantranvan6

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 593
Lượt tải: 16

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của ...

Upload: ktusd123

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 442
Lượt tải: 16

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo khôi phục ...

Upload: ckvn_3hf

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 377
Lượt tải: 16

Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trên ...

Upload: chung_khoan_vn8

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 674
Lượt tải: 16

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình ...

Upload: quangnt1181

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 270
Lượt tải: 19

Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó ...

Upload: ngochanh80vn

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 323
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp ...

Upload: cuonghyundaimoto

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 604
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006 Luận án gồm 3 chương. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị trong xã hội có giai cấp. Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Thực tế lịch sử loài người cho thấy, giai cấp nào muốn docx Đăng bởi
5 stars - 257359 reviews
Thông tin tài liệu 34 trang Đăng bởi: cuonghyundaimoto - 24/09/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 24/09/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ năm 1996 đến năm 2006