Mã tài liệu: 215812
Số trang: 32
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 412 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ là xu hướng và khát vọng giải phóng, hướng tới tự do và làm
chủ của con nguời từ bao đời nay. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của dân
chủ, hơn 75 năm qua, Đảng và nhân dân ta đã phấn đấu, hy sinh quên mình để
làm nên những kỳ tích vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Với bản lĩnh chính trị vững
vàng, ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn đang kiên định con đường đi lên
CNXH- con đường hướng đến một xã hội mới mà ở đó tất cả mọi quyền lực
thực sự thuộc về nhân dân.
Thực tiễn đổi mới đã chứng tỏ rằng, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội
đã trở thành một động lực to lớn quyết định trực tiếp sự thành công của sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. Là một nước nông nghiệp với đa số dân cư sinh sống ở
nông thôn, việc giải quyết những vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn
luôn là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện
nay. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều chính sách về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đổi mới HTCT, quyền lực chính trị của cộng đồng
cư dân nông thôn đang từng bước được thực hiện, xã hội nông thôn thực sự đang
chuyển mình theo hướng dân chủ và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, chúng ta còn mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm cần phải khắc phục. Những
sai lầm khuyết điểm ấy có thể được xem xét từ khía cạnh nhận thức đến thực hiện dân
chủ trong thực tế, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội, tới quá trình vươn
tới tự do, dân chủ chân chính của mỗi người và xã hội. Đặc biệt ở cơ sở làng xã- nơi
trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính vì thế, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
đã ra Chỉ thị số 30-CT/ TW ngày 18/02/1998 về việc xây dựng và thực hiện
QCDC ở cơ sở và Chính phủ ra Nghị định số 29- NĐ/CP, ngày 11/05/1998 về
việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và nhiều chỉ thị, nghị định, thông
tư chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện khác nhằm tiếp tục phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xây
dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở được coi là một giải pháp mang tính đột phá
trong quá trình dân chủ hóa ở nước ta. Tuy nhiên, những đổi thay đó vẫn chưa
thật sự đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của xã hội nông thôn Việt Nam trong
thời kỳ mới. Những kết quả của quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cũng chưa đạt
được những tiêu chí mà Đảng, Nhà nước và xã hội mong đợi. Quá trình triển khai
thực hiện Quy chế cũng đã xuất hiện nhiều mặt bất cập cần được bổ sung, điều
2
chỉnh để Quy chế phát huy tác dụng tốt hơn.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn Việt Nam đang là một đòi hỏi bức
xúc trong quá trình phát triển của đất nước. Vì thế, cần phải thường xuyên
nghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục những thiếu
sót trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 209
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1200
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17