Mã tài liệu: 264668
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I.Đặc điểm và tình hình hoạt động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
1. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức của bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Viện:
Quá trình hình thành và phát triển của Viện:
Viện Khoa học lao động được thành lâp năm 1978 theo quyết định số 79/CP của hội Đồng bộ Chính Phủ. Đến năm 1987 viện được đổi tên thành Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, năm 2002 thì viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và xã hội cho đến bây giờ.Viện Khoa học Lao đông và xã hội từ lúc được hình thành cho đến nay đó đóng góp rất nhiều cho xã hội về các vần đề chuyên môn mà Viện nghiên cứu.
2.Viện Khoa học Lao động và xã hội cú các chức năng và nhiệm sau:
Chức năng : nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội; đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lao động và xã hội
Nhiệm vụ của Viện được qui định là:
- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội, bao gồm:
+ Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao động- Thương binh- xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội.
+ Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động.
+ Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của toàn cầu hóa…
+ Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xó hội.
+ Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của Lao động nữ và lao động đặc thù
+ Ưu đói người có công; xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành Kinh tế lao động( Thạc sỹ, Tiến sỹ) theo qui định của pháp luật.
- Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xó hội; thu thập và phổ biến thông tin khoa học , kết quả các công trình nghiên cứu.
- Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý.
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động- Thương binh và xã hội theo qui định của pháp luật, của Bộ.
- Quản lí tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật và của Bộ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16