Mã tài liệu: 302870
Số trang: 24
Định dạng: rar
Dung lượng file: 161 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VẬT TƯ -VẬN TẢI - XI MĂNG.
I. SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
VẬT TƯ -VẬN TẢI -XI MĂNG.
1.1. Sự ra đời và hoạt động của Xí Nghiệp Cung ứng Vật Tư Vận Tải Thiết Bị Xi Măng ( là đơn vị tiền thân của công ty vật tư vận tải vi măng ).
Ngày 1-4 -1980, Liên Hiệp Xí các Nghiệp Xi Măng thuộc Bộ Xây dựng ra đời nhằm quản lý, điều hành và phát triển ngành xi măng, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Liên hiệp các Xí Nghiệp Xi Măng lúc đó gồm có nhà máy xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, đòi hỏi trong Liên hiệp xi măng phải có một đơn vị chuyên ngành làm nhiệm vụ cung ứng vận tải, vật tư, thiết bị cho các nhà máy để sản xuất xi măng.
Theo đề nghị của Liên hiệp các xí nghiệp xi măng, Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 195/BXD-TCCB ngày 16-2-1981 về việc thành lập Xí Nghiệp Cung ứng Vận Tải Vật Tư Thiết Bị Xi Măng, Xí nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 1-7-1981.
- Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là đảm bảo cung ứng các loại nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy xi măng lò quay thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng và một số các nhà máy lo đứng của các địa phương. Sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là cung ứng các loại vật tư, thiết bị sau:
+ Than Hòn Gai.
+ Than Na Dương.
+ Phụ gia Puzơlan, thạch cao.
+ Xỉ Pyzit.
+Vỏ bao xi măng.
+thuốc nổ .
+ phụ tùng cơ khí . . .
Xí nghiệp đã hoạt động có hiệu quả phục vụ xuất cho các nhà máy xi măng từ năm 1981 đến đầu những năm 1990, khi đất nước có nhiều đổi mới theo cơ chế thị trường, khi đó Liên hiệp các xí nghiệp xi măng đổi tên là Tổng Công Ty Xi Măng Việt nam.
1.2.Sự ra đời và phát triển của Công Ty Vận Tư - Vận Tải -Xi Măng.
a.Quyết định thành lập.
Theo quyết định số 824/ BXD-TCLĐ ngày 3-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc thành lập Công ty Vận Tư Vận Tải Xi Măng, trên cơ sở sáp nhập Xí Nghiệp Cung ứng Thiết Bị Vận TảiVật Tư Xi Măng và Công Ty Vận Tải. Công ty có trụ sở tại 21B Cát Linh- Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ ngày 5-1-1991.
Tên giao dịch quốc tế: Meterial transport cement Company.
Viết tắt: COMATCE.
b.Các gia đoạn phát triển của Công Ty Vận Tư Vận Tải Xi Măng
từ năm 1991 đến nay.
* Giai đoạn 1: Từ năm 1991 đến năm 1993.
Đặc trưng của giai đoạn này là thời kì mới thành lập Công ty trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị, Công ty có nhiệm vụ vừa tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng, vừa tổ chức kinh doanh vận tải, lưu thông tiêu thụ xi măng.
Sau khi thành lập, Công ty đã nhanh chóng bắt tay vào kiện toàn bộ máy quản lý, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh mới, đề ra các phương án, biện pháp kinh doanh có hiệu quả nhất, nhằm đảm bao cung ứng vật tư đầy đủ cho các nhà máy măng trong Tổng Công Ty hoạt động liên tục, giữ bình ổn thị trường xi măng trên địa bàn được phân công.
*Giai đoạn 2: Từ năm 1994 đến giữa năm1998.
Đặc trưng của giai đạn này là: Theo sự chỉ đạo của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam, kể từ tháng1/ 1994 nhiệm vụ tiêu thụ xi măng được chuyển từ các công ty kinh doanh giao cho các công ty khác trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Vì vậy, Công ty Vận Tư Vận Tải trong giai đoạn 1994 đến giữa năm 1997 không làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập trung vào làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, kinh doanh dịch vụ vận tải gồm một số loại vật tư chủ yếu là:
+ Than Quảng Ninh.
+Các loại phụ gia cho sản xuất xi măng ( xỉ Pyzit, xỉ Phả lại, quặng sắt, Bôxit, Thạch cao. . .).
+Cung ứng và vận tải Cliker Bắc - Nam
+Cung ứng vỏ bao xi măng
+Kinh doanh vận tải.
* Giai đoạn3: Từ tháng 6/1998 đến1/ 4/ 2000.
Đặc trưng của giai đoạn này: Thời kỳ này nền kinh tế của nước ta có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển khá cao, đời sống xã hội có nhiều cải thiện. Hiện nay có 3 lực lượng sản xuất xi măng trong cả nướclà:
-Các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam ( gồm xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2).
-Các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài ( gồm xi măng ChinFon, xi măng Sao Mai, xi măng Nghi Sơn ).
-Các nhà máy xi măng lò đứng địa phương.
Ba lực lượng sản xuất xi măng nói trên trong cả nước đã sản xuất ra một lượng xi măng nhiều hơn nhu cầu sử dụng, tức cung vượt cầu. Chính phủ đã có chỉ thị cấm nhập khẩu xi măng từ cuối năm 1998 đến nay để đảm bảo sản xuất xi măng trong nước có thị trường tiêu thụ.
Để giữ vững thị phần và thực hiện nhiệm vụ của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam trong việc sản xuất tiêu thụ và bình ổn giá xi măng trong cả nước theo chức năng và nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Vì vậy, Tổng Công ty xi măng ra quyết định số 605/XMVN – HĐQT ngày 23-5-1998 để tổ chức lại khâu kinh doanh tiêu thụ xi măng, trong đó kể từ ngày 1-6-1998 đến nay, Tổng Công ty xi măng giao cho Công TyVận Tải Xi Măng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 3 huyện ngoại thành Hà Nội và 9 tỉnh phía Bắc Sông Hồng ( gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng ).
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra tại các địa bàn trên, Công ty vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng vật tư đầu vào, vận chuyển Cliker, kinh doanh dịch vụ vận tải.
* Giai đoạn 4 ( từ 1/4/2000 đến nay ).
Đến tháng 4/ 2000 theo sự chỉ đạo phân công của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, việc kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra được chuyển sang cho đơn vị khác trong Tổng Công ty. Từ đó đến nay Công ty không tham gia vào kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập chung vào kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng và kinh doanh vận tải.
2. Chức năng- nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước Trực thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam có chức năng- nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
-Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng lò quay thuộc Tổng Công ty xi măng và một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương, bao gồm cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư phụ tùng thiết bị đảm bảo đúng số lượng chất lượng, kịp tiến độ sản xuất, giá cả theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
-Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng, tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy theo kế hoạch và địa bàn của Tổng Công ty xi măng giao cho để đáp ứng nhu cầu xi măng cho toàn xã hội.
-Tổ chức kinh doanh và dịch vụ vận tải phục sản xuất của các nhà máy xi măng và lưu thông tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả.
- Công tyVật Tư Vận Tải Xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành chế độ quản lý kinh tế theo đúng qui định của nhà nước.
* Cụ thể chức năng nhiệm vụ của Công ty Như sau:
- Mua, bán, chuyển tải than theo hợp đồng ký kết với các Nhà máy xi măng.
- Vận chuyển Clinker cho các nhà máy xi măng phía Nam.
- Vận cung ứng, vận chuyển quặng sắt, đá Bôxit,đá Bazan, xỷ Pyrit cho các nhà máy xi măng. Kinh doanh phụ gia.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem