Mã tài liệu: 243190
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 373 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Từ nhiều đời nay, canh tác lúa nước là nền tảng hệ canh tác Châu Á. Trong quá trình công nghiệp hoá, giá của các nhân tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (đất, lao động, vốn ) đều tăng, khiến lợi thế so sánh của sản xuất lúa giảm. Cuối những năm 1960, cuộc "Cách mạng xanh" đã được thực hiện ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng trung tâm của châu á. Với những biện pháp kỹ thuật và phương pháp canh tác mới, thành công của cuộc cách mạng xanh đã mang lại sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng và lương thực bình quân đầu người, giúp nhiều nước tự túc được lương thực. Sản lượng và thu nhập tăng nhanh khiến giá lúa và nhu cầu lúa gạo, vốn được coi như hàng hoá thứ cấp giảm mạnh so với các mặt hàng khác.
Mặc dù vậy, lúa vẫn là cây lương thực chính ở các nước Châu á. Sản xuất lúa gạo thường đem lại lợi nhuận thấp nên để có thể phát triển một cách hiệu quả ở các vùng đất xấu và vùng cao, nhiều nước đã chuyển sang trồng các cây có lợi nhuận cao hơn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, đa dạng hoá cây trồng, chuyển từ trồng lúa sang các cây trồng giá trị cao như cây ăn quả, rau và hoa, đã và đang trở thành một xu hướng phổ biến.
Bài viết này sẽ xem xét quá trình chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá cây trồng ở một số nước châu á nhằm rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
1. Đa dạng hoá cây trồng ở Malaysia
Hơn 3 thập kỷ qua, Malaysia đã phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế giảm dần. Năm 1975, đóng góp vào GDP là 28%, việc làm là 37%, thu nhập từ xuất khẩu nông nghiệp là 50%, nhưng năm 1995 các con số này giảm xuống chỉ còn 13,6%, 18% và 13,1%. Cũng trong hơn ba thập kỷ qua, Malaysia đã đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá trong nông nghiệp theo hướng trồng các cây công nghiệp như cọ dầu, ca cao, cao su phục vụ xuất khẩu. Đến giữa thập kỷ 90 cây công nghiệp chiếm tới 71% GDP nông nghiệp. Phát triển đa dạng hoá cây trồng đã giúp Malaysia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá của đất nước.
* Xu hướng đa dạng hoá cây trồng
Trước đây phần lớn đất nông nghiệp ở Malaysia được dành để trồng cao su, cọ dầu, lúa. Diện tích cao su đã giảm xuống từ đầu những năm 80. Thay vào đó, giai đoạn 1985-95, diện tích cọ dầu tăng từ 1,4 triệu hecta lên 2,5 triệu hecta, diện tích lúa giữ nguyên từ 655 ngàn hecta lên 670 ngàn hecta, diện tích rau tăng từ 31 ngàn hecta lên 42 ngàn hecta. Cũng trong giai đoạn 1985-95, diện tích các loại cây ăn quả như sầu riêng, dứa, chuối, đu đủ cũng tăng nhanh. Các cây trồng khác như ca cao, dừa, hạt tiêu, thuốc lá có xu hướng giảm.
Biểu 1: Tốc độ tăng diện tích một số loại cây trồng của Malaysia giai đoạn 1985-95, (%/năm)
Đa dạng hoá diễn ra mạnh mẽ đã góp phần rất lớn vào phát triển nông nghiệp, tạo nguồn thu ngoại tệ và việc làm cho Malaysia. Ngành công nghiệp cao su tự nhiên tuy giảm diện tích nhưng vẫn đóng góp lớn vào GDP, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 420 ngàn hộ gia đình và 53 ngàn công nhân, ngoài ra còn cung cấp nhiều việc làm cho các hoạt động liên quan như buôn bán, chế biến và chế tạo. Năm 1995, xuất khẩu thu ngoại tệ từ cao su tự nhiên và sản phẩm cao su lên tới 2,1 tỷ USD, chiếm 3,9% tổng giá trị xuất khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16