Mã tài liệu: 268476
Số trang: 19
Định dạng: zip
Dung lượng file: 154 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Đặt vấn đề
Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III tr. CN kéo dài tới tận thế kỷ III tr. CN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ từ thế kỷ IX tr. CN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ VIII tr. CN đến cuối thế kỷ III tr. CN.
Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ , trung đại
Thứ nhất, triết học Trung Hoa cổ, trung đại luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.
Thứ hai, triết học Trung Hoa cổ, trung đại chú trọng đến lĩnh vực chính trị -đạo đức của xã hội, coi việc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người. Có thể nói, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của Trung Hoa
Thứ ba, triết học Trung Hoa cổ, trung đại nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và xã hội, phản đối sự "thái quá" hay"bất cập".
Thứ tư, Triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhận thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái "Tâm", coi đó là gốc rễ của nhận thức.
Đặc điểm cơ bản nhất của triết học Trung Hoa cổ, trung đại chính là đặc điểm thứ tư đó là nhận thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái “Tâm”, coi đó là gốc rễ của nhận thức.Điều đó được thể hiện ở một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung hoa cổ trung đại
Thuyết Âm- Dương, Ngũ hành
Ở Trung Hoa, những quan niệm triết lý về "âm - dương", "ngũ hành" đã được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân thu - Chiến quốc, những tư tưởng về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.
- Tư tưởng triết học về Âm- Dương
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương."Âm" là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6...). "Dương" là phạm trù đối lập với "Âm", phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1,3,5...). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 237
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem