Mã tài liệu: 267369
Số trang: 7
Định dạng: zip
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Khái niệm cầu nhà ở cho sinh viên
Cầu nhà đất là khối lượng nhà đất mà người tiêu dùng chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối luợng nhà đất đó trên thị trường.
Cầu về nhà ở cho sinh viên là khối lượng nhà đất mà sinh viên chấp nhận và có khả năng thanh toán với một mức giá nhất định để nhận được khối lượng nhà đất đó trên thị trường.
II. Các nhân tố tác động đến cầu của hàng hoá bất động sản cho sinh viên thuê:
1.Khả năng tài chính.
Thu nhập của sinh viên chủ yếu từ sự chu cấp của gia đình. Có 2 đối tượng:
- Đối tượng sinh viên có khả năng tài chính cao: chiếm tỉ lệ ít. Nhu cầu của họ thường hướng vào những căn nhà có điều kiện sống tốt, thoải mái, tiện nghi. Thường ở Hà Nội có cung cấp những căn hộ dành cho hộ gia đình đến thuê khá rộng, nhiều tầng nhiều phòng, công trình phụ khép kín rất thuận tiện cho những đối tượng có nhu cầu đòi hỏi cuộc sống riêng tư cao, mà giá điện và giá nước tính như tiêu dùng gia đình bình thường. Đối tượng sinh viên có thu nhập cao hiện rất chuộng thuê những căn hộ kiểu như vậy. Một số khác cao cấp hơn thì tìm hẳn nhà chung cư xây cho thuê cũng tương đương với những nhà dành cho hộ gia đình. Ở đoạn đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội có cho thuê căn hộ cao cấp đặc điểm tổng diện tích mỗi căn 60m2, 2 tầng khép kín mới xây, trang thiết bị điện nước tốt (có sân chung: 20m2), cách cầu vượt ngã tư Vọng khoảng 4km về phía Nam (thuộc khu Quốc Bảo)
Nước máy, điện: tính theo giá nhà nước, trả trực tiếp cho nhà cung cấp. Hoặc ở khu Linh Đàm cũng khá nhiều căn hộ chung cư tiện nghi và đảm bảo an ninh giá cả giao động trong khoảng 1,5 ->2,5triệu/1căn.
- Đối tượng có tài chính trung bình và thấp : chiếm tỉ lệ đa số. Họ không có nhiều sự lựa chọn nên nhu cầu của họ cũng khá đơn giản Những phòng trọ nhỏ, giá thuê phải chăng từ 700.000đ – hơn 1 triệu/tháng sẽ thu hút lớn lượng cầu từ đối tượng sinh viên này.
2. Vị trí của các trường đại học, cao đẳng, TCCN
Vị trí quy hoạch các trường đại học có tác dụng đến cầu nhà trọ
Nhu cầu của sinh viên về những nhà trọ ở gần các trường đại học thường cao hơn so với những nơi xa các trường đại học để thuận tiện cho việc đi lại. Đối tượng sinh viên đi xe máy không nhiều, thay vào đó họ đi xe đạp, xe bus vì thế xu hướng thuê nhà gần trường học là vấn đề dễ hiểu nhưng nhu cầu này khá nóng đẩy giá cho thuê lên cao. Mỗi năm có hàng nhìn sinh viên theo học tại Hà Nội, người nào cũng mong muốn được ở trọ gần trường mà nhà cho thuê lân cận thì có hạn do đó giá cả của những bất động sản cho thuê này thường là cao hơn những nơi khác.
Khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, TCCN thì cầu cũng lớn hơn các khu vưc khác. Ví dụ: khu vực trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa; khu vực trường ĐH Thuỷ lợi, ĐH Ngân hàng, ĐH Công đoàn...
Khu vực vừa gần các trường đại học, cao đẳng , TCCN, vừa gần trung tâm cầu cũng cao hơn những khu vực khác.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16