Mã tài liệu: 285825
Số trang: 89
Định dạng: zip
Dung lượng file: 495 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
lời Mở đầu
Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động, biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi họ phải xây dựng cho được một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả để đứng vững, và cạnh tranh không chỉ với công ty trong nước mà cả với các hãng tư bản nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong nền kinh tế thị trường của một quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, vấn đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế vì những lợi ích mang lại từ hoạt động kinh tế này, nhưng mức độ tham gia còn hạn chế. Ngành may mặc của Việt Nam tuy được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại chưa thực sự khẳng định mình trên thị trường thế giới. Lượng hàng xuất khẩu trực tiếp còn thấp, chủ yếu là thực hiện theo đơn đặt hàng gia công của nước ngoài. Do vậy, tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc chưa được quan tâm đầy đủ.
Là một doanh nghiệp nhà nước công ty dệt may Hà Nội (trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam) từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, công ty dệt may Hà Nội đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty có một vấn đề nổi cộm đó là sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu còn kém. Nó thể hiện ở chỗ sản phẩm của công ty may Hà Nội gồm nhiều chủng loại gồm các sản phẩm về sợi, vải, mũ, khăn, nhưng chất lượng mẫu mã, giá cả...của sản phẩm cùng cách tổ chức điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều bất cập.
Từ thực tế đó, sau một thời gian thực tập ở công ty dệt may Hà Nội (Hanosimex), em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội (Hanosimex)” làm nội dung nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là luận giải cơ sở lý luận của sức cạnh tranh, phân tích sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội trong thời gian qua. Qua đó thấy được những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra một số ý kiến giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội trong thời gian tới.
Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty trong thời gian 3 năm (2000, 2001, 2002). Trên cơ sở kết hợp các lý thuyết kinh tế được trang bị tại trường đại học với phân tích thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty để đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của công ty. Đây là vấn đề đang được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16