Mã tài liệu: 226313
Số trang: 23
Định dạng: doc
Dung lượng file: 154 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1. Các giai đoạn phát triển.
Tên giao dịch quốc tế : ThanhTri Sanitary wares Company.
Quyết định thành lập : Số 076A/BXD- TCLĐ ngày 24/3/1993.
Địa điểm đóng trụ sở chính : Xã Thanh Trì -Huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động : * Sản xuất và kinh doanh sản phẩm sản xuất – vật
liệu xây dựng, sành sứ vệ sinh.
*Khai thác sản xuất và kinh doanh nguyên liệu
cho ngành gốm sứ.
Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã tồn tại và phát triển trên những giai đoạn sau.
1.1. Giai đoạn từ 1961-1987.
Tháng 3/1961 xưởng gạch Thanh Trì được thành lập (sau đổi tên thành xí nghiệp gạch Thanh Trì) trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước với sản lượng rất nhỏ khoảng một vài trăm ngàn viên mỗi loại.
Tới năm 1980 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu đi vào sản xuất các sản phẩm gốm sứ có tráng men. Sản lượng sản phẩm trong năm 1980 như sau:
-Gạch chịu axit :100.000-470.000 viên /năm.
-Gạch men sứ : 11.000-111.000 viên /năm.
-ống sành : 41.000-42.000 chiếc /năm.
-Sứ vệ sinh : 200-500 chiếc /năm.
Tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn, với số lượng cán bộ công nhân viên là 250 người .
Trong giai đoạn này, do sản xuất dàn trải ra nhiều mặt hàng, công nghệ và thiết bị chắp vá, nên hầu hết các sản phẩm có phẩm cấp thấp (ở dạng sành độ hút nước lớn hơn 12%), chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu. Tuy nhiên, do có cơ chế bao cấp và sản lượng rất nhỏ bé nên vẫn tiêu thụ hết sản phẩm.
1.2. Giai đoạn 1988-1991
Thời gian này, Nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, trong khi đó Nhà máy vẫn còn làm ăn theo lối cũ nên sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Chi phí sản xuất quá lớn và chất lượng kém đã làm tồn đọng các sản phẩm trong kho, dẫn đến chỗ Nhà máy không thể tiếp tục sản xuất và hơn một nửa công nhânkhông có việc làm. Nhà máy ở bên bờ phá sản.
1.3. Giai đoạn 1992 đến nay.
Lãnh đạo Bộ xây dựng và Liên hiệp các Xí nghiệp thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng(nay là Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng ) đã kịp thời nhận thấy vấn đề và có hướng giải quyết nhằm đưa Nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc. Xuất phát từ quan điểm “công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm “, Tổng giám đốc đã chỉ đạo Nhà máy cho ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại bằng và dây chuyền sản xuất. Trong 11 tháng ngừng sản xuất (từ 12/1991-11/1992) các công việc được tiến hành với tinh thần hết sức khẩn trương. Kết quả, tháng 11/1992 Nhà máy đã ở tư thế sẵn sàng đi vào sản xuất lại với hàng loạt yếu tố mới:
1. Nguyên liệu mới .
2. Bài phối liệu xương men mới.
3. Công nghệ mới.
4. Máy móc thiết bị mới
Sau khi được phép hoạt động trở lại, trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, Nhà máy đã sản xuất được 20.4000 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990, 1991 ( mỗi năm khoảng 6.000 sản phẩm ) và từ đó đến nay sản lượng cũng như doanh thu của Nhà máy đã tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 2578
⬇ Lượt tải: 44
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16