Mã tài liệu: 226309
Số trang: 21
Định dạng: doc
Dung lượng file: 198 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. Vài nét khái quát về công ty May 10 :
Công ty May 10 (GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX).Ra đời từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,đến nay công ty đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển.Hiện nay công ty May 10 thuộc bộ công nghiệp, là một trong những con chim đầu đàn nhiều năm liền của ngành dệt may Việt Nam.
II Quá trình hình thành và phát triển của công ty May10:
1. Các giai đoạn hình thành và phát triển:
Tiền thân của công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang (những năm đầu của cuộc kháng chiến lần thứ nhất ). May10 đã lớn dần lên trong cuộc kháng chiến lần 2:
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lợi, các xưởng may từ việt Bắc, khu Ba, khu Bốn, liên khu Năm và Nam Bộ đã tập hợp về Hà Nội và sát nhập với nhau thành công ty May10 thuộc cục quân nhu, tổng cục hậu cần - Bộ Quốc Phòng.
Năm 1956 May 10 chính thức tiếp quản một doanh trại quân đội Nhật đống trên đất Gia Lâm với gần 2500m2 nhà xưởng các loại.Do có nhiều cố gắng trong sản xuất nên ngày 08/01/1959 May 10 đã có vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.
Năm 1961, do nhu cầu của tình hình thực tế, xí nghiệp May10 chính thức chuyển sang bộ Công Nghiệp Nhệ quản lý
Năm 1971 xí nghiệp May 10 chính thức chuyển sang Bộ Nội Thương quản lý với nhiêm vụ là sản xuất gia công hàng xuất khẩu và may quân trang phục vụ cho quân đội.
Năm 1975, xí nghiệp May10 chính thức chuyển sang bước ngoặt mới với nhiệm vụ chủ yếu là làm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Liên Xô và các nước khối SEV. Công việc quản lý đã đi vào nề nếp, do đó quy mô của May10 phát triển rất nhanh, mỗi năm May10 đã xuất khẩu sang các nước XHCNtừ 4 đến 5 triệu sản phẩm chất lượng cao.
Tháng 8 năm 1990 khi Liên Xô tan rã, kéo theo sự sụp đổ các nước XHCN ở Đông Âu làm cho hị trường quen thuộc của công ty May10 mất đi.may10 cũng như các xí nghiệp khác ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ bị giải thể.Trước tình thế này, May10 cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan chức năng có liên quan đã cố gắng tìm hướng giải quyết để ổn định sản xuất.Xí nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết như : chuyển hướng thị trường sang khu vực 2 và phục vụ tiêu dùng trong nước.Thực hiện giảm biên chế, đầu tư và đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại hơn.Nhờ đó May10 đã đứng vững trên thị trường và hàng năm May10 đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, hàng nghìn áo jacket và các sản phẩm may mặc khác, đồng thời phục vụ tiêu dùng trong nước khá lớn.
Hoà trung vào những thắng lợi của công cuộc đổi mới, căn cứ vào những bước tiến của xí nghiệp và trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước và thế giới, ngày 14/12/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ đã chuyển đổi xí nghiệp May10 thành công ty May10 thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, đồng thời sản xuất hàng tiêu dùng trên thi trường nội địa. Sản phẩm chính của công ty là áo sơ mi nam và áo jacket ngoài ra công ty còn sản xuất một số mặt hàng khác theo đơn đặt hàng như quần âu, váy, quần soóc và áo sơ mi nữ.
Nội dung kinh doanh của công ty May10 là khai thác hết khả năng của mìmh để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.Sản xuất kinh doanh hàng may mặc theo kế hoach và qui định của Tổng công ty dệt may Việt Nam và theo yêu cầu của thị trường. Từ đầu tư sản xuất cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến đào tạo,bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao .
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và công ty May10 nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh, tự chủ về hạch toán độc lập.Do đó bộ máy tổ chức của công ty đã được thu gọn lại không còn cồng kènh như trước.Công ty phải tuừng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những cán bộ công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới sản xuất, đồng thời các phòng ban nghiệp vụ đều cố gắng đi vào hoạt động có hiệu quả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem