Mã tài liệu: 279900
Số trang: 23
Định dạng: zip
Dung lượng file: 138 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng. Đó là mạch máu của doanh nghiệp, là nhiên liệu để doanh nghiệp tồn tại. Không có tiền mặt, nhân viên và người cung cấp không được chi trả, nợ không được thanh toán và các cổ đông không được nhận cổ tức… Nói cách khác, doanh nghiệp phải có một lượng tiền mặt tương xứng để hoạt động. Ở một thời điểm nhất định, tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của tài sản lưu động nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động của tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh- phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì lí do này, người ra quyết định rất quan tâm đến tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp, các quá trình và sự kiện làm thay đổi tình trạng này. Thí dụ, nếu các hoạt động thường lệ của doanh nghiệp mang lại nhiều tiền mặt hơn số sử dụng thì các nhà đầu tư sẽ đánh giá doanh nghiệp này cao hơn nếu bất động sản và thiết bị phải bán đi để tài trợ cho các hoạt động.
Để có được các thông tin về luồng tiền mặt, cần thiết phải có báo cáo tài chính để tổng hợp, phân loại và báo cáo các dòng thu và dòng chi định kỳ của doanh nghiệp. Đó chính là bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT), BCLCTT trình bày riêng rẽ những luồng xuất và nhập tiền của kỳ kế toán liên quan đến ba loại hoạt động khác nhau: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư. Do vậy, trong thực tế các chủ nợ và người cho vay khi phân tích khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số lưu chuyển tiền tệ. Thông tin trên BCLCTT đáng tin cậy hơn các thông tin trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD). Các dữ liệu trên BCĐKT thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm, còn BCKQKD lại có các chi phí không phải là tiền như chi phí trích trước và chi phí khấu hao…Trong khi đó thì BCLCTT phản ánh tất cả các biến động ở BCĐKT, BCKQKD và loại bỏ mọi thủ thuật kế toán, nhấn mạnh vào lượng tiền mặt đủ để duy trì mức độ hoạt động bình thường và đầu tư. Một minh chứng cụ thể để chứng minh điều đó là công ty W.T.Grant bị phá sản. Trong các báo cáo kiểm toán hàng năm, các kiểm toán viên vẫn phân tích các chỉ số cổ điển (trên BCĐKT và bảng BCKQKD) nhưng không làm rõ được vấn đề nghiêm trọng trong khả năng thanh toán mà công ty đang gặp phải và công ty đã phá sản ngay sau đó. Khi đó W.T.Grant là mọt công ty làm ăn có lãi, có các chỉ số thanh toán hiện thời tốt. Nhưng thực ra nó đang thiếu hụt tiền mặt một cách nghiêm trọng nên không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như cam kết trả cho các chủ nợ khi các khoản nợ đến hạn.
BCLCTT khi được dùng với các phần khác của báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng thấy được mối liên hệ giữa lợi nhuận (lỗ) ròng và luồng tiền tệ, đánh giá các thay đổi trong tài sản ròng, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ảnh hưởng tới số lượng và yếu tố thời gian của các luồng tiền nhằm thích nghi với điều kiện và cơ hội luôn thay đổi. Các chỉ số lưu chuyển tiền tệ không những chỉ ra lượng tiền mà doanh nghiệp đã tạo ra ở một thời gian nào đó mà còn so sánh lượng tiền này với các khoản nợ gần nhất cho thấy một bức tranh sinh động về các nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể huy động được để trả các khoản nợ khi đến hạn. BCLCTT còn là nguyên liệu cơ bản để phân tích khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp và tình hình sử dụng tiền cho các mục đích, xem xét khả năng đầu tư tiền nhàn rỗi qua việc doanh nghiệp mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay…trong kỳ kế toán để tăng thu nhập. Kết quả phân tích còn là căn cứ để lập các kế hoạch vốn bằng tiền trong thời gian tới, xác định nhu cầu tài chính cần thiết trong tương lai của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá khả năng sinh lợi, khả năng giành ưu thế trong những cơ hội kinh doanh mới của doanh nghiệp .
Quản lí lưu chuyển tiền tệ- một nội dung chủ yếu trong công tác quản lí tài chính của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, BCLCTT là một báo cáo không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp trong những nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi có thị trường chứng khoán phát triển. Vì các chỉ số tiền tệ giúp các nhà phân tích tín dụng và các chuyên gia ở thị trường chứng khoáng đánh giá khả năng của một công ty có thể vượt qua được cuộc suy thoái mang tính chu kỳ, hoặc các cuộc chiến giá cả hay không, do vậy hạn chế được rủi ro kinh doanh. Các chuyên gia EU cho biết, mặc dù trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 7 (IAS7) qui định BCLCTT phải là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập và cung cấp cho các đối tượng sử dụng, nhưng ở một số nước không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải lập mà chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp có đăng kí niêm yết trên thị trường chứng khoán, đối với các doanh nghiệp khác việc lập BCLCTT chỉ là tự nguyện. Ở Việt Nam cũng vậy, trong đợt cải cách hệ thống kế toán Việt Nam cụ thể là quyết định số 1141 TC /QĐ /CĐKT ngày 01/11/1995 cũng bao gồm việc lập BCLCTT, tuy rằng cho đến nay điều đó chưa phải bắt buộc, chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng trong nội bộ. Do vậy, trong thực tế có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến BCLCTT hoặc do sự khó lập hay chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó trong hệ thống báo cáo tài chính nói chung và cụ thể là trong công tác quản lí doanh nghiệp nói riêng.
Ở Việt Nam thị trường chứng khoán đang hình thành và phát triển. Vì vậy em đã chọn đề tài này khi viết đề án môn học kế toán với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và đưa các hướng hoàn thiện BCLCTT gần với IAS7, giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá đúng vị trí và lập được BCLCTT, dần dần đưa BCLCTT vào trong hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc. Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Lời đã hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành bản viết nghiên cứu này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 6196
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem