Mã tài liệu: 271526
Số trang: 15
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,582 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày một cao, con người thế kỷ 21 đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tương đối nặng nề. Một trong những vấn nạn đó là sự ô nhiễm nguồn nước. Do nhiều lí do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt. Quá trình đô thị hoá, hoạt sộng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thường xuyên sử dụng các nguồn nước không đảm bảo trong sinh hoạt nhất là nguồn nước bị nhiễm hoá chất như nhiễm sắt, asen,…làm gia tăng các bệnh tật như bệnh giun sán, bệnh đường tiêu hoá, bệnh ung thư… Đây quả là một thực tế đáng lo ngại đòi hỏi sự phối hợp hành động của con người trên toàn thế giới.
Từ nhiều năm nay, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường đã được tích hợp trong nội dung của nhiều môn học ở tiểu học. Đạo đức là một trong những môn học thể hiện rõ nhất điều này. Môn Đạo đức với tư cách là môn học đặc thù – vừa mang tính chất dạy học, vừa mang tính chất giáo dục, có nhiệm vụ hình thành cho học sinh tri thức, thái độ và đặc biệt là kĩ năng, hành vi đạo đức. Những kiến thức mà học sinh tiếp thu được trên lớp phải được thể hiện ở các kĩ năng, hành vi của học sinh trong cuộc sống thường ngày.
Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi luôn suy nghĩ trăn trở trước bài dạy “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” để làm sao có thể thực hiện tốt mục tiêu của giờ dạy, giúp các em hiểu rõ vai trò của nước đối với với đời sống con người và những lí do phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Từ đó các em có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi cụ thể để sử dụng hợp lí, giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
Bằng kinh nghiệm dạy học thường ngày của mình, tôi thấy rằng chỉ bằng cách gắn bài dạy với thực tiễn cuộc sống; lựa chọn những tình huống học tập phù hợp với thực tế địa phương để bài dạy đỡ khô khan, xa lạ với các em; khơi gợi hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, tự rèn luyện của học sinh trong giờ giờ dạy mới có thể đạt được những mục tiêu nói trên. Đó cũng chính là vấn đề tôi rất quan tâm và cố gắng thực hiện trong tiết dạy đạo đức này. Bởi vậy tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài:
“ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1) lớp 3”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 4744
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16