Mã tài liệu: 87801
Số trang: 133
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,711 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
Chương trình THPT được triển khai thực hiện dưới hình thức phân ban kết hợp với dạy học tự chọn, đó chính là giải pháp thực hiện dạy học phân hoá - một trong những định hướng cơ bản của quá trình giáo dục. Dạy học phân hoá đòi hỏi ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản và phát triển những kỹ năng cần thiết cho HS, còn cần chú ý tạo ra các cơ hội lựa chọn về nội dung và phương pháp phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức và nguyện vọng của HS.
Thực tiễn ở các trường phổ thông hiện nay, quan điểm phân hoá trong dạy học chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết và kỹ năng dạy học phân hoá, chưa thực sự coi trọng yêu cầu phân hoá trong dạy học. Đa số các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi đối tượng học sinh, các câu hỏi, bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có chung một mức độ khó – dễ. Do đó, không phát huy được tối đa năng lực cá nhân của học sinh, chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
Thực tế đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học, phải làm thế nào để tác động đến từng cá nhân HS với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích, nhu cầu sao cho phát huy được tối đa khả năng của bản thân mỗi HS trong học tập.
Mặt khác, quan hệ vuông góc trong không gian là một nội dung hay của Toán phổ thông, có nhiều ứng dụng để giải các dạng toán hình học không gian và rốn luyện được khả năng tư duy lôgic, tư duy sáng tạo của HS. Tuy nhiên, đây cũng là một nội dung khó đối với đa số học sinh, bởi nội dung này chứa đựng một khối lượng lớn kiến thức và kỹ năng, đòi hỏi học sinh phải có trí tưởng tượng không gian tốt và vận dụng linh hoạt các hoạt động trí tuệ. Nếu các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi đối tượng học sinh, các câu hỏi, bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có chung một mức độ khó – dễ thì sẽ không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của HS khỏ, giỏi. Cùng HS yếu, kộm sẽ không nắm được kiến thức và hình thành được kĩ năng cơ bản. Điều đó làm cho đa số HS yếu, kém và trung bình rất “sợ” học hình học không gian.
Kết cấu đề tài:
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC PHÂN HOÁ
Chương II. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP PHÂN HOÁ KHI DẠY HỌC NỘI DUNG QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
Chương III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 913
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 1058
⬇ Lượt tải: 17