Mã tài liệu: 297913
Số trang: 99
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 846 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD088
SỐ TRANG: 99
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong trường Đại học, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên chính là nhiệm vụ học
tập, bằng các hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không
ai có thể làm thay được, mặc dù trong quá trình học tập có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người dạy.
Và trường Đại học có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp
đỡ… để giúp người học có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập.
Quy chế Công tác học sinh, sinh viên [7, tr. 2] được ban hành theo Quyết định số
42/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 đã xác định công tác quản lý hoạt động học
tập của học sinh, sinh viên là một trong những công tác trọng tâm ở trường đại học. Đây là công tác
hướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng
lực cao về chuyên môn, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, bản lĩnh chính trị vững vàng,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên không chỉ giới hạn trong quản lý giờ học ở trên lớp
mà còn gồm cả quản lý việc sinh viên tự tổ chức quá trình học tập của mình thông qua các hoạt
động tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, tham quan, thực hành, thực tập, làm bài tập, học ở thư
viện... Quản lý hoạt động học tập bao hàm quản lý thời gian học tập, chất lượng học tập, tinh thần,
thái độ và phương pháp học tập của sinh viên.
Trường Đại học Yersin Đà Lạt được thành lập từ năm 2004, đến năm 2008 nhà trường đã có
khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp. Trong thời gian qua, các hoạt động học tập của sinh viên luôn
được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên thực hiện, Trường đã có nhiều cố gắng để đưa công tác
quản lý hoạt động học tập của sinh viên đi vào nề nếp như cố gắng sắp xếp thời khóa biểu học tập,
lịch thi, kiểm tra cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và thuận lợi cho hoạt động học tập của
sinh viên.
Tuy nhiên, do mới thành lập nên công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên chưa đạt
hiệu quả cao, chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh của Trường cả về số lượng sinh viên cũng
như yêu cầu cải tiến chất lượng đào tạo của Bộ GD&ĐT và của xã hội.
Với chủ trương của Bộ GD&ĐT, tất cả các trường đại học phải chuyển đổi sang đào tạo theo
học chế tín chỉ vào năm 2010, trường Đại học Yersin Đà Lạt cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện chuyển đổi đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Điều
này đang đặt ra một thách thức rất lớn với các trường đại học nói chung và với trường Đại học
Yersin Đà Lạt nói riêng. Trong đó, công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên cũng cần phải
đổi mới để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên.
Để góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Yersin Đà Lạt khi
Trường đang từng bước chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, rất cần có nghiên cứu về thực
trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động này. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Thực trạng quản lý hoạt động
học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành Quản lý Giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt, từ
đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập theo
học chế tín chỉ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý của Hiệu trưởng trường Đại học Yersin Đà Lạt.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt đã chú trọng
đến việc tạo điều kiện cho sinh viên hiểu rõ, nắm vững về nội quy, quy chế học tập, mục tiêu,
chương trình đào tạo của Trường.
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động học tập vẫn còn hạn chế ở các mặt:
– Quản lý việc giáo dục mục đích, động cơ học tập cho sinh viên;
– Quản lý kế hoạch, nội dung, phương pháp học tập của sinh viên;
– Quản lý cơ sở vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động
học tập của sinh viên.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động học tập.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học
Yersin Đà Lạt.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học
tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt theo học chế tín chỉ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận
Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc: Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ
phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại.
Công tác quản lý hoạt động học tập luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong công
tác quản lý của trường Đại học Yersin Đà Lạt.
Tiếp cận quan điểm lịch sử – logic: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu
dài của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ đó phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ –
hiện tại – tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic.
Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông
qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua
khảo sát sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý hoạt động học tập của sinh
viên và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng; đáp ứng được
yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích – tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm: Thu thập thông tin thông qua việc quan sát hoạt động
học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt.
- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin thông qua hỏi ý kiến trực tiếp cán bộ quản
lý, giảng viên và sinh viên trong Trường.
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ
quản lý, giảng viên và sinh viên trong Trường. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhằm thu thập thông tin thông qua việc trao đổi,
xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giảng viên và một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
6.2.3. Nhóm phương pháp toán thống kê
Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua
phần mềm SPSS for Window.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Về đối tượng khảo sát
Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt.
7.2. Về mặt nội dung
Đề tài tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học
Yersin Đà Lạt ở các mặt: quản lý hoạt động học tập trên lớp và quản lý hoạt động tự học của sinh
viên. Đề tài không đề cập đến mặt quản lý hoạt động học tập trên lớp của giảng viên.
8. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
8.1. Đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng hoạt động học tập và thực trạng quản lý hoạt động
học tập của sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt.
8.2. Xây dựng hệ thống các giải pháp giúp công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên
trường Đại học Yersin Đà Lạt có thể đón đầu, phù hợp với quản lý hoạt động học tập theo học chế
tín chỉ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 20