Mã tài liệu: 297559
Số trang: 117
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,383 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD024
SỐ TRANG: 117
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của mỗi dân tộc, cũng như toàn thể nhân loại. Tiến trình phát triển xã hội ngày
càng khẳng định vai trò của giáo dục đào tạo đối với kinh tế - xã hội - an ninh, quốc phòng
là động lực bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng,
hiệu quả, bền vững. Các nước trên thế giới đã nhận thức sâu sắc vai trò của GD - ĐT đối với
kinh tế, an ninh quốc phòng. Ở nhiều nước, giáo dục và đào tạo là ưu tiên hàng đầu của
quốc gia vì trình độ và chất lượng giáo dục quyết định trình độ phát triển của mỗi nước. Do
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư để tạo nguồn dự trữ chiến lược quan trọng nhất của mỗi
quốc gia.
Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cơ
bản của GD - ĐT, khoa học - công nghệ (KHCN) và nhiệm vụ tăng cường an ninh, quốc
phòng trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thời kỳ công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá
(HĐH) đất nước. “Xây dựng quân đội nhân dân và Công an nhân dân (CAND) cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu để
lực lượng vũ trang thật sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến. Đổi
mới tổ chức, nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo đi đôi với cải tiến đổi mới vũ khí,
trang bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu tác chiến mới; phát triển khoa học quân sự, khoa
học Công an (CA), nghệ thuật chiến tranh nhân dân; cải tiến phương thức hoạt động của lực
lượng chuyên trách, bán chuyên trách, phối hợp với các tổ chức của nhân dân trong bảo vệ
An ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH)”.
Mặt khác, Đảng ta cũng ý thức sâu sắc và luôn khẳng định tầm quan trọng của nhiệm
vụ an ninh - quốc phòng, làm rõ mối quan hệ giữa xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ sự sống còn của chế độ. V.I.Lênin đã dạy rằng: “giành chính quyền đã khó, giữ
chính quyền còn khó hơn và một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”.
Trong xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế tri thức đang đặt ra cho giáo dục - đào
tạo trọng trách lớn lao và trách nhiệm nặng nề: đào tạo con người có tri thức khoa học. Bên
cạnh đó Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư cho giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách
hàng đầu” để xây dựng và phát triển đất nước. Khoa học giáo dục hiện đại cũng đang rất
quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đào tạo xây dựng con người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực hội nhập một cách sáng tạo vào cuộc sống luôn đổi mới. Do đó nâng
cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu quan trọng và bức xúc ở mọi cấp, mọi ngành học hiện nay.
Trường Đại học An ninh nhân dân (ĐH.ANND) là một trong sáu trường đại học của
ngành Công an có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ An ninh cho lực lượng Công an các tỉnh, thành phía Nam.
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Đảng, Nhà nước nhằm
nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…. Trong nhiều năm qua Trường
ĐH.ANND đã tổ chức đào tạo hàng chục ngàn lượt học viên trong đó có hệ vừa làm vừa
học (VLVH); đặc biệt là hệ vừa làm vừa học liên kết với Công an các địa phương.
Trên nguyên tắc chung, đào tạo hệ VLVH tại trường ĐH.ANND cũng tuân thủ các quy
định chung của nhà nước. Song do tính chất, đặc điểm công tác của ngành, việc đào tạo hệ
này của ngành CA nói chung và của trường ĐH.ANND nói riêng mang những nét riêng biệt
về nhiều vấn đề từ công tác tuyển sinh đến quá trình tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo đối với hệ VHVL.
Thực tế việc tổ chức đào tạo hệ VLVH đã được Trường ĐH.ANND triển khai tổ chức
đào tạo từ nhiều năm qua. Nhưng do những lý do khách quan và chủ quan việc nghiên cứu
tổng kết, đáng giá một cách khách quan, khoa học về công tác quản lý đào tạo đối với hệ
VLVH chưa được tiến hành, để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào
tạo. Là người làm công tác quản lý đào tạo tại trường đại học ANND, lại được trực tiếp làm
công tác quản lý (QL) hệ VLVH bản thân tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên
cứu, đánh giá thực trạng công tác QL hệ VLVH và từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lượng công tác đào tạo đối với hệ này của trường ĐH.ANND.
Với cách tiếp cận trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng quản lý đào tạo hệ
vừa làm vừa học ở trường đại học ANND” làm đề tài của luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành
quản lý giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng chỉ ra được ưu điểm và những tồn tại của
quá trình tổ chức đào tạo và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo hệ VLVH của trường ĐH.ANND.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường
ĐH.ANND.
- Khách thể: Công tác QL đào tạo hệ vừa làm vừa học ở trường ĐH.ANND.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài:
- Khảo sát thực trạng công tác quản lý đào tạo hệ VLVH ở trường ĐH.ANND
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo hệ VLVH
ở trường đại học ANND.
5. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn: Chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hệ đại học vừa làm vừa học theo hình
thức liên kết với một số địa phương từ Phú Yên đến Cần Thơ.
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng quản lý đào tạo đối với hệ vừa làm vừa học ở
trường ĐH.ANND:
+ Công tác tuyển sinh.
+ Công tác quản lý giảng dạy của GV.
+ Quản lý học tập của học viên.
+ Quản lý kiểm tra, đánh giá.
+ Quản lý cơ sở vật chất, tài chính.
+ Sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học liên kết với các địa phương của trường
ĐHANND còn có những bất cập như:
- Công tác tuyển sinh còn hạn chế, tổ chức và quản lý dạy học chưa phù hợp với địa
phương.
- Sự phối hợp quản lý thiếu đồng bộ, còn tùy thuộc vào sự quản lý của từng địa
phương và các GV trực tiếp giảng dạy.
Trên cơ sở đáng giá thực trạng thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc
phục được những hạn chế nói trên.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp tọa đàm, trao đổi.
+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp toán thống kê.
8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Tháng 4/2006: Xây dựng và bảo vệ đề cương.
- Từ tháng 4 đến tháng 7 thu thập thông tin lý luận và thực tiễn.
- Từ tháng 7 đến tháng 9 xử lý thông tin và viết luận văn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 906
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 16