Mã tài liệu: 117319
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file: 11,886 Kb
Chuyên mục: Sư phạm vật lý
Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nó tạo cơ sở mới cho sự phát triển của xã hội, nâng cao đời sống của con người. Để theo kịp sự phát triển của khoa học và công nghệ, để hòa nhập vào nền kinh tế tri thức trong thế kỉ XXI, sự nghiệp giáo dục cũng phải nhanh chóng đổi mới nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển nhân cách toàn diện có đức có tài, có trí tuệ thông minh, có tư tưởng thẩm mĩ, có sức khỏe dồi dào, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ lao động và bảo vệ tổ quốc, tạo nên nhân cách người Việt Nam vừa truyền thống, vừ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
Nhưng trên thực tế, quá trình giáo dục chưa đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Nền giáo dục của ta chưa thực sự đào tạo được thế hệ trẻ đáp ứng được với xu thế phát triển của thế giới. Chúng ta thiếu những con người có tính năng động cá nhân, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi và tác phong công nghiệp.
Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục phải được làm một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để. Trong đó, mấu chốt là đổi mới toàn bộ quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố: nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. [1] Nói cách khác, quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Sự đổi mới phải làm cho quá trình dạy học vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học…áp dụng những biện pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. [8]
Cấu trúc khóa luận
Ở phần mở đầu, khóa luận nêu lên đặc điểm chung của đề tài, phần này gồm có 8 mục nhỏ.
Phần nội dung trình bày toàn bộ quá trình thực hiện đề tài. Phần này gồm hai chương: chương 1 nêu lên cơ sở lí luận của đề tài, chương hai trình bày nội dung, kết quả các công việc mà khóa luận đã nghiên cứu được.
Phần kết luận và kiến nghị tổng kết lại quá trình thực hiện đề tài và nêu một vài kiến nghị, mong muốn trong quá trinhg thực hiện đề tài.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 2291
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1199
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 174
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 3980
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 4525
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 1021
⬇ Lượt tải: 18