Mã tài liệu: 89181
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file: 851 Kb
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Triều Nguyễn (1802-1945) là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn thiết lập và tồn tại trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố to lớn, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng, cùng với đó là sự xâm lược của tư bản phương Tây. Vì vậy, nhà Nguyễn cần có những chính sách trị nước cho phù hợp về mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội…Để phát triển kinh tế, ổn định nền tài chính quốc gia, nhà Nguyễn đã tiến hành rất nhiều biện pháp khác nhau, trong đó thuế là một trong những chính sách quan trọng.
Có thể khẳng định rằng, bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại được đều cần đến thuế. Thuế chính là cơ sở kinh tế, là nguồn thu chủ yếu đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước. Vì vậy, thuế ra đời là một tất yếu khách quan. Nó nhằm đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế được Nhà nước sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm điều chỉnh kinh tế và các quan hệ trong phân phối thu nhập.
Trong mọi thời điểm, thuế luôn phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và trình độ quản lý xã hội của một Nhà nước. Thuế được xác lập trên nền tảng các vấn đề kinh tế và xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế . Do vậy, thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội. Việc xác lập các loại hình thái thuế với các loại thuế suất khác nhau, trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, song mức độ động viên thuế bao giờ cũng chịu sự ràng buộc và phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử. Trong đó, yếu tố kinh tế ràng buộc chính sách thuế và hệ thống thuế, trước hết phải kể đến thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia, đến cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình. Yếu tố xã hội, ràng buộc chính sách thuế, hệ thống thuế chính là các phong tục, tập quán của một quốc gia, cũng như kết cấu giai cấp và đời sống thực tế của các thành viên trong quốc gia đó ở từng giai đoạn lịch sử. Cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, của quan hệ sản xuất, của khoa học quản lý và trí tuệ con người, thuế ngày càng phát triển và được hoàn thiện, mang tính hệ thống hơn.
Dưới triều Nguyễn, nhiều loại thuế đã được đặt ra song về cơ bản có ba loại thuế chính: thuế thân, thuế ruộng và thuế tạp dịch. Trong đó, thuế thân được thi hành rộng rãi trong nhân dân khắp cả nước. Mặc dù là một trong ba loại thuế rất quan trọng, được thi hành phổ biến, nhưng cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung, hệ thống về vấn đề này. Đây là một trong những lý do tôi chọn vấn đề này làm đề tài khoá luận.
Việc nghiên cứu chính sách thuế thân dưới triều Nguyễn sẽ làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử quan trọng trong mảng lịch sử kinh tế hiện đang ít được quan tâm, đó là: cơ sở ban hành chính sách thuế thân, chủ trương, biện pháp, phương thức đánh thuế, cách tổ chức và quản lý việc thu thuế của nhà Nguyễn. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa sự phát triển của nền kinh tế với các bộ phận tài chính có sự điều tiết, chi phối của Nhà nước thông qua chính sách thuế. Đồng thời rút ra những đặc điểm, bản chất của thuế dưới chế độ phong kiến và lý giải phần nào nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XIX.
Hơn nữa, trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu này, có thể tham khảo cho việc hoạch định chính sách thuế trong giai đoạn mới, tiến tới xây dựng một chính sách thuế phù hợp với nền kinh tế nước ta và động viên được sức đóng góp hợp lý của nhân dân ta cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời, qua nghiên cứu giúp cho nhân dân ta hiểu thêm về thuế, nhận thức thuế là nghĩa vụ mà nhân dân phải đóng cho Nhà nước; góp phần giáo dục, động viên, khuyến khích nhân dân ta tham gia đóng góp xây dựng các luật thuế và động viên các đối tượng chịu thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo luật định.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Khái quát về thuế thân trước
Chương 2: Tình hình thuế thân dưới triều Nguyễn từ
Chương 3: Đặc điểm, tác động của thuế thân đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn từ 1802 đến 1884
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 933
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1556
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1079
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1450
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 822
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1771
⬇ Lượt tải: 26