Mã tài liệu: 89525
Số trang: 66
Định dạng: docx
Dung lượng file: 721 Kb
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
27-04-2006 Đông Nam Á là khu vực nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chiếc nôi của hai trong số các nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Nhìn chung, văn hoá và lịch sử của Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn minh này đến tận đầu thế kỷ XIX khi các cường quốc thực dân phương tây đến thống trị Đông Nam Á. Do đó cũng cần phải xem xét các giai đoạn khác nhau trong lịch sử ấn Độ và Trung Quốc về quan hệ quốc tế của các quốc gia này với vùng ven biển Đông Nam Á.
Trước thế kỷ XV quan hệ thương mại của Đông Nam Á chịu sự chi phối của hai trung tâm kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Vì Đông Nam Á, không có nhiều sản phẩm mang giá trị thương mại cao nên nó chủ yếu đóng vai trò là trung gian cho hai thị trường này. Những thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc tới Đông Nam Á chủ yếu là để trao đổi hàng hoá với nhau. Họ cũng nhập hàng hoá của Đông Nam Á như bạc, vàng, hương liệu, gia vị, đồ lâm thổ sản...nhưng chủ yếu đó là những hàng hoá mang tính phụ trợ.
Con đường nối thông Ấn Độ và Trung Quốc từ biên giới phía tây bắc qua cao nguyên Tây Tạng gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện địa lý và hoạt động cướp phá của những tộc người “Man” ở phía bắc Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn con đường tiến xuống phía nam qua Đông Nam Á là giải pháp được cả người Trung Quốc và Ấn Độ lựa chọn. Bản thân con đường này cũng phải qua nhiều ngả khác nhau; có thể đi hoàn toàn bằng đường bộ, cũng có thể đi bằng đường thuỷ hoặc kết hợp cả hai. Nếu bằng đường bộ, có thể đi từ đông bắc Ấn Độ qua Assam tới thượng Miến Điện rồi từ đó tới Vân Nam. Con đường này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn vì bị ngăn trở bởi những dãy núi cao và những con sông lớn. Cho đến khi xuất hiện con đường ở phía nam thì hầu như con đường phía bắc này không được sử dụng nữa.
Con đường thông dụng nhất là bằng đường biển xuất phát từ các cảng ở phía nam Ấn Độ. Theo GS. Nhật Bản Shigeru Ikuta từ thế kỷ II Tr CN đến năm 450, các tuyến buôn bán nối liền Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập; trong đó mạng lưới giao thương trên biển đã trải dọc theo dải bờ biển Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai rồi tới Ấn Độ. Con đường này bắt đầu từ Kancipura ở nam Ấn Độ, qua vịnh Bengal tới phía bắc bán đảo Mã Lai và Sumatra. Sau khi nghỉ ngơi, lấy thêm lương thực và nước ngọt cùng hàng hoá từ các cảng ở khu vực như Pasai, Aceh…đoàn người sẽ đáp thuyền lên bộ ở phía tây bán đảo Mã Lai. Con đường bộ thông dụng nhất là qua eo đất Kra tại Takuapa. Từ đây, tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua eo Kra tới Chaiya ở phía đông của bán đảo Mã Lai. Tới được phía đông, đoàn người phải đáp thuyền tới thương cảng của Siam, Chiêm Thành, Đại Việt rồi mới tới các cảng phía nam của Trung Quốc. Ngoài con đường qua Kra còn có con đường từ Kedah theo đường bộ tới thẳng Tumasik (Singapore) rồi mới tới các cảng phía nam của Đông Nam Á. Hoặc, có thể từ Tavoy qua đèo Bachua tới sông Kanburi, từ đây tới sông Menam rồi mới tới Siam trước khi vào Trung Quốc.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG I. MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ
(TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ XV).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 1102
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 745
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1149
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 2048
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1933
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 900
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1239
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1769
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 4404
⬇ Lượt tải: 30
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 16