Mã tài liệu: 89072
Số trang: 126
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,387 Kb
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Triều Nguyễn (1802 – 1945) – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại trong vòng 143 năm và tồn tại trong giai đoạn đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một lãnh thổ trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau được xác lập. Đây là thành quả vô cùng to lớn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn đã đặt ra cho nhà Nguyễn những thời cơ và thách thức trong việc quản lý đất nước. Chính vì vậy, triều Nguyễn được sự quan tâm của đông đảo các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước. Khi nghiên cứu về triều Nguyễn đã có không ít những ý kiến trái ngược nhau, không thống nhất khi đánh giá về công tội của vương triều này. Do đó, khi đánh giá về triều Nguyễn chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và đánh giá một cách toàn diện trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao… Do vậy, tôi chọn đề tài “Thuế ruộng đất triều Nguyễn từ 1802 đến 1840”, với mong muốn góp phần nghiên cứu một khía cạnh trong kinh tế - xã hội của nhà Nguyễn và hy vọng có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về vương triều này.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nói đến thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt. Bởi cơ sở kinh tế chủ yếu của Việt Nam là kinh tế nông nghiệp. Trong đó, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính của quốc gia. Nguồn lợi thu được từ thuế ruộng đất là một phần quan trọng để nuôi sống và duy trì bộ máy nhà nước. Do đó, ngay từ sớm các nhà nước phong kiến Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đất, trong đó vấn đề tô thuế đối với các loại ruộng đất là một phần quan trọng hơn cả.
Một số nhà kinh điển đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thuế nói chung như LêNin định nghĩa: “Thuế là cái mà nhà nước thu của dân mà không bù lại”. Hay C.Mác cho rằng: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước” [3;7]. Theo giáo trình “Thuế Nhà nước” của trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội thì “Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của nhà nước đối với các thế nhân và pháp nhân….nộp cho ngân sách nhà nước”[3; 10]. Từ những định nghĩa trên ta thấy được tầm quan trọng của thuế đối với Nhà nước. Do đó, bất kỳ một nhà nước nào muốn tồn tại được đều cần có thuế. Thuế được coi là cơ sở kinh tế, là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước. Vì vậy, thuế nói chung và thuế ruộng đất nói riêng ra đời là một tất yếu khách quan, nó vừa đảm bảo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời thuế cũng tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, thuế ra đời khi hình thái nhà nước sơ khai đầu tiên xuất hiện. Từ đơn giản trải qua thời gian chính sách thuế đã dần được hoàn thiện hơn. Thời kỳ nhà Nguyễn trị vì vẫn duy trì ba sắc thuế cơ bản đó là thuế điền (thuế ruộng đất), thuế đinh và thuế tạp dịch. Trong đó, thuế ruộng đất là một phần quan trọng trong ngân sách nhà nước.
Vương triều Nguyễn ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, cùng một lúc phải đối phó với rất nhiều khó khăn thử thách cả bên trong lẫn bên ngoài. Đứng trước yêu cầu khó khăn của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội thì vấn đề củng cố, khai hoang ruộng đất để tăng cường quyền sở hữu của nhà nước với ruộng đất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp từ đó tăng mức thu thuế trên từng loại ruộng được nhà Nguyễn quan tâm và giải quyết. Do đó, đi sâu vào nghiên cứu chế độ ruộng đất của triều Nguyễn nói chung và thuế ruộng đất triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và hiểu toàn diện hơn về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ này.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu chính sách thuế ruộng đất triều Nguyễn (1802 – 1840) sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến nói chung và chế độ ruộng đất dưới triều Nguyễn nói riêng. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được những nhận xét, đánh giá về chính sách thuế của nhà nước với nhân dân lao động trong xã hội.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ RUỘNG ĐẤT GIAI ĐOẠN TRƯỚC TRIỀU NGUYỄN
Chương 2. THUẾ RUỘNG ĐẤT TRIỀU NGUYỄN DƯỚI THỜI GIA LONG VÀ MINH MẠNG (1802 – 1840)
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ RUỘNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI TRIỀU NGUYỄN TỪ 1802 ĐẾN 1840
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 1771
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1556
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 809
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 860
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1079
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1450
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 935
⬇ Lượt tải: 20