Mã tài liệu: 86923
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 761 Kb
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) trải qua một quá trình hình thành và xác lập hơn 200 năm nhưng đã để lại những dấu ấn đáng ghi nhận và gợi nhiều cảm hứng cho các nhà nghiên cứu sử học. Đây là một trong số ít nước trên thế giới đã đi lên không ngừng trong lịch sử của mình. Một nhà sử học có tên tuổi - ông Alan Brinkley đã gọi Hoa Kỳ là "một quốc gia chưa hoàn thiện" (The Unfinished Nation) [20; 384] và dùng thuật ngữ này để đặt tên cho tác phẩm về lịch sử nước Mỹ của mình.
Sự ra đời của Liên bang Mỹ chính là sự kết hợp của những yếu tố vừa ngẫu nhiên, vừa tất yếu. Yếu tố ngẫu nhiên chính là ở vị trí của đất nước này. Vị trí tách biệt khỏi Thế giới Cũ đã tạo điều kiện cho tính "tự do" phát triển ở mức tối đa. Yếu tố tất yếu chính là ở những con người làm nên nước Mỹ. Quá trình hình thành nước Mỹ đến lượt mình góp phần định hình nên những đặc điểm văn hoá, chính trị tiêu biểu mang tính chất "rất Mỹ" nếu so với các nước tư bản phương Tây phát triển khác. Chính những đặc điểm văn hoá, chính trị đó đã có tác động nhất định đến cách thức Mỹ thực thi chính sách của mình đối với các nước trên thế giới.
Khác với đa số các tư bản phương Tây, nước Mỹ khởi đầu là một thuộc địa ít người biết đến nằm ven bờ Đại Tây Dương, trải qua một bước chuyển mình lớn lao nó đã trở thành cái mà nhà phân tích chính trị Ben Wattenberg từng gọi là "quốc gia toàn cầu đầu tiên" với dân số trên 250 triệu người đại diện cho gần như tất cả các quốc tịch và nhóm chủng tộc trên thế giới. Chính một người Mỹ đã nhận xét: "Dân cư Hoa Kỳ bao gồm người khắp mọi nước trên thế giới (có nhiều nhóm dân tộc chưa có cả quốc gia toàn vẹn). Người Mỹ chúng tôi thuộc đủ các giống, các dân tộc, các chính kiến. Chúng tôi nói tất cả các ngôn ngữ trên mặt đất. Chúng tôi có cao, có thấp, có béo, có gầy. Không có người Mỹ thuần khiết nào (ngay cả người dân Mỹ bản xứ xưa kia cũng từ châu Á di sang)…Về mặt tiềm năng, bất cứ người nào cũng có thể là người Mỹ. Hàng ngày, người ta tới đây, ở lại, chỉ vài năm sau thành người Mỹ" [25; 30].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Khái quát về nước Mỹ và cơ quan lập pháp Mỹ
Chương 2: Vai trò và mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp và tư pháp Mỹ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 916
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 1031
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 2604
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 3897
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1149
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 18