Mã tài liệu: 90127
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file: 457 Kb
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, cũng như Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều khẳng định: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trải qua 55 năm phát triển, đặc biệt trong 15 năm đổi mới gần đây, giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, thì vai trò của giáo dục ngày càng trở lên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia. [15,1]
Giáo dục là then chốt của mọi vấn đề then chốt. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định “Muốn tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Tiếp theo hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: Từ nay đến năm 2010 một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là “Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”. [10,50]
Với tinh thần đó, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2005 – 2006. Một trong những nhiệm vụ đó là “…tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục…”
Nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Đến năm 2020 phải cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước mắt phải rút ngắn được khoảng cách về trình độ sản xuất và đời sống xã hội so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đạt được điều này thì việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo ra những con người có học vấn cao để hội nhập với thế giới đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức khoa học và khả năng vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sáng tạo, tự chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Việc Đại Học Mở Hà Nội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng củ xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước. [32,1].
Trong những năm qua Viện Đại Học Mở luôn chú trọng đến công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên nhưng phải nói rằng chất lượng đó chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh và bao trùm lên toàn bộ là yếu tố quản lý giáo dục, trong đó công tác quản lý sinh viên giữ vai trò tương đối quan trọng.
Vì vậy mới mong muốn góp phần xây dựng Viện Đại Học Mở Hà Nội ngày càng phát triển, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội”.
Kết cấu đề tài là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý sinh viên trong trường đại học hiện nay
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở các trường đại học và ở Viện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay
Chương 3. một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 17