Mã tài liệu: 127701
Số trang: 118
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Công tác đào tạo nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề sẽ giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao, tay nghề giỏi, khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy rõ vai trò quan trọng của đào tạo nghề, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp cận với khoa học hiện đại. Chiến lược giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước được đề ra theo hướng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng thiết thực cho hoạt động dạy nghề và học nghề của nhân dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII xác định: Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII đã phân tích sâu sắc việc xác định những quan điểm, định hướng, đề ra các mục tiêu và các giải pháp chiến lược nhằm phát triển công tác đào tạo nghề trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kì CNH, HĐH là: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ cao.
Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 trong đó, quy định đào tạo nghề phải được thực hiện ở 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; tạo sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Việt Trì – Phú Thọ) được thành lập tháng 10.2006 trên cơ sở trường Trung cấp Công nghiệp Thực phẩm, là trường duy nhất trên miền Bắc trực thuộc Bộ Công thương đào tạo hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật ngành: Chế biến Bảo quản lương thực - thực phẩm. Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã phát triển và trở thành một trong những trường trọng điểm của địa phương và khu vực phía Bắc. Hiện nay, Trường đang đào tạo 09 ngành, 12 chuyên ngành, 10 nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như: Lương thực, Chế biến nông sản thực phẩm, Kiểm tra chất lượng sản phẩm, May công nghiệp…..
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận và hoạt động đào tạo nghề ở các trường Cao đẳng
Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Việt Trì - Phú Thọ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17