Mã tài liệu: 86412
Số trang: 116
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,169 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự tuyệt vời của ngôn ngữ là do ngôn ngữ ngay từ khi hình thành đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, hữu hiệu nhất của cả loài người. Chúng ta, ai cũng có thể sử dụng phương tiện "không mất tiền mua" này để trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh nhất, nhiều nhất, đầy đủ nhất, từ đó có thể dễ dàng hiểu nhau, thông cảm, chia sẻ, liên kết hay hợp tác với nhau… Nhờ ngôn ngữ mà con người từ khắp năm châu bốn bể, con người ở các thời đại khác nhau, các thế hệ khác nhau có thể tìm hiểu nhau hoặc giao lưu với nhau… Hơn thế ngôn ngữ là công cụ để chúng ta tư duy, là chìa khoá vạn năng thông minh nhất để chúng ta mở kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại để tha hồ mà chiếm lĩnh nó, phát triển nó, đưa nó đến với mọi người… Cứ như thế cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn.
Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ rất sớm từ tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 - 5 tuổi, lứa tuổi này ngôn ngữ trẻ có điều kiện phát triển cực kỳ nhanh về tất cả các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mà không giai đoạn nào có thể sánh bằng. Nếu nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn phát cảm trong ngôn ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó theo kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi. E.I.Tikheeva cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khâu chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo, là tiền đề cho mọi sự thành công khác.
Mặt khác khi hết tuổi Mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường Tiểu học, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ 6 tuổi vì trẻ phải chuyển qua một lối sống mới với sự thay thế của hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Đồng thời trẻ cũng chuyển qua một vị trí xã hội mới với những quan hệ mới của một người học sinh thực thụ. Sự thay đổi đó đòi hỏi trẻ phải có những điều kiện tâm lý cần thiết đủ để trẻ có thể thích nghi bước đầu với các điều kiện học tập có hệ thống ở phổ thông. Một trong những điều kiện tâm lý hết sức quan trọng thoả mãn đòi hỏi mới là ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày: phát âm chuẩn; vốn từ phong phú, đa dạng; câu nói hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là trẻ có một công cụ để tư duy trừu tượng, có một phương tiện cơ bản để lĩnh hội kiến thức khoa học của các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Việt - môn học được xem là cơ bản nhất và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1 và trẻ còn có cả phương tiện hữu hiệu để tiếp xúc thuận lợi với môi trường mới, quan hệ mới.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 kết quả nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 3109
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 956
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1041
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1694
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1826
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 2234
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 8222
⬇ Lượt tải: 47