Mã tài liệu: 127810
Số trang: 176
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
1. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi cộng đồng dân tộc cũng như với mỗi người. Trong xã hội, một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính tả thống nhất. Bởi vì chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới thuận lợi giữa các địa phương trong một nước cũng như giữa các thời đại, các thế hệ với nhau. Chính tả thống nhất biểu hiện trình độ phát triển văn hoá của một dân tộc. Vì chính tả có tầm quan trọng như vậy nên bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng rất chú trọng đến việc dạy cho học sinh nắm và xem đó là chìa khoá để “đọc thông, viết thạo” ngôn ngữ của dân tộc mình.
2. Đất nước ta đang ngày càng đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công cuộc đổi mới này đã chi phối ngành giáo dục, đòi hỏi ngành phải có những thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những đường lối và chính sách nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành học, bậc học. Văn kiện hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên. Tăng cường tự lực của học sinh để giải quyết các vấn đề trong chương trình giáo dục và đào tạo”. [41, 4]
Để thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục đã có những bước chuyển mình đáng kể. Điều này được thể hiện thông qua việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhằm đổi mới căn bản về phương pháp giáo dục. Cốt lõi của phương pháp đó là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc khắc phục lỗi chính tả theo lý thuyết tâm biên
Chương II: Hệ thống bài tập chính tả phương ngữ cho học sinh thành phố Đà Nẵng
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 1679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 1372
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 5483
⬇ Lượt tải: 38
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 3115
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 150
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 2420
⬇ Lượt tải: 35
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 6941
⬇ Lượt tải: 50
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 2945
⬇ Lượt tải: 28
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 1274
⬇ Lượt tải: 16