Mã tài liệu: 296857
Số trang: 30
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,640 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Trước đây, khi nói đến nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu, người ta thường nghĩ ngay đến con tôm, một thời đưa kim ngạch xuất khẩu lên hàng tỷ USD. Tuy nhiên, đi liền đó là các vấn nạn về ô nhiễm môi trường, nhất là tại khu vực các nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu, khi lượng đầu tôm, tép, vỏ cua, ghẹ, sam… được chất lên hàng đống theo tiến độ của các đơn đặt hàng xuất khẩu.
Lúc ấy, các chủ doanh nghiệp chỉ biết bỏ ra một số tiền theo thỏa thuận, rồi năn nỉ các nhân viên ở các công ty vệ sinh địa phương vào thu dọn, vận chuyển càng nhanh càng tốt phế liệu sinh ra từ quá trình chế biến thủy hải sản xuất khẩu ra khỏi nhà máy, vì càng để lâu, mùi bốc càng nặng, ruồi nhặng bu vào càng nhiều. Với cách thức đó, đường đi cuối cùng của phế liệu là các bãi rác và vấn đề đáng nói là nếu không được xử lý triệt để, thì chúng sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
Cũng như các chất thải rắn khác, các chất thải rắn chế biến thủy sản, khi có mặt nước dưới tác dụng của các vi khuẩn có trong môi trường và các enzim nội tại trong phế liệu, các hợp chất phức tạp như protit, lipit, gluxit sẽ bị phân hủy trong điều kiện hiếu khí, kị khí, thiếu khí tạo các chất khí có mùi hôi thối như axit béo không no, Mercaptan, CH4, H2S, Indol, Skatol, NH3, methylamin, các chất khí có mùi hôi thối cũng như các khoáng chất: NO2-, NO3-, PO4- .
Trong môi trường nước, phần nổi trên nước sẽ xảy ra quá trình khoáng hóa hợp chất hữu cơ thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng là cho chất khoáng: NO2-, NO3-, PO3- . và nước. Phần chìm ngập trong nước sẽ lên men kị khí để tạo ra hợp chất trung gian và cuối cùng cho CO2, CH4, H2S, H2O.
------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1.Ảnh hưởng của phế liệu ngành chế biến thủy sản đến môi trường
1.2.Tình hình ô nhiễm do phế liệu của ngành chế biến thủy sản
1.3.Tận dụng phế liệu trong chế biến tôm
PHẦN 2: XỬ LÝ PHẾ LIỆU TÔM
2.1.Nguyên liệu
2.2.Enzym
2.2.1 Enzyme Neutrase
2.2.2.Enzym papain
2.2.3.Enzym bromelin
2.2.4.Nghiên cứu ảnh hưởng cùa các enzyme đến quá trình thủy phân
2.2.4.1. Enzym neutrase
2.2.4.2.Enzym papain
2.2.4.3.Enzym bromelin
2.2.4.4.Enzym nội tại
2.2.5. So sánh hiệu quả sử dụng giữa các Enzym
2.2.6.Kết luận
2.3.Quy trình xử lý
2.4.Giải thích quy trình
2.4.1.Xay nghiền
2.4.2.Thủy phân
2.4.3.Lọc
2.5.Thức ăn gia súc
2.5.1.Quy trình
2.5.2.Giải thích quy trình
2.5.2.1.Cô đặc
2.5.2.2.Sấy
2.6.Sản xuất chitosan
2.6.1.Quy trình
2.6.2.Sản phẩm
2.6.2.1. Chitin-Chitosan
2.6.2.2. Ứng dụng của chitosan
2.6.2.3.Cách tạo màng bọc chitosan
2.6.2.4. Ứng dụng
2.6.2.5.Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
PHẦN 3:HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1.Tách Astaxanthin từ phế liệu tôm
3.1.1.Astaxanthin
3.1.2.Thu nhận
3.1.2.1.Phương pháp hóa học
3.1.2.2.Phương pháp vi sinh
3.1.3.Tinh sạch
3.1.4.Ứng dụng của Astaxanthin
3.2. Ủ chua phế liệu đầu tôm chế biến thức ăn gia súc
3.3. Sản xuất chitin có bổ sung Bacillus subtilis
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---------------------------------------------------------
GVHD: ThS Nguyễn Thị Hiền
SVTH: Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1218
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem