Mã tài liệu: 131217
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Quá trình đổi mới đất nước ta qua hơn mười năm, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội và chuẩn bị tiền đề cho phép chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung thì nền nông nghiệp nói riêng cũng đã đạt được nhiều thành đáng kể. Tuy nhiên, một đất nước với gần 70% dân số sống trong khu vực nông thôn và thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng về thu nhập của các hộ nông dân, trong khi đó sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề đó thì một trong những biện pháp mang tính cấp thiết và thực tiễn nhất đó là chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm sâu trong đất liền, thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 166km về phía Bắc theo quốc lộ 3. Bắc Kạn nằm giữa các tỉnh có tiềm năng như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng mở với các vùng kinh tế trong và ngoài nước. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 485721 ha, dân số hơn 300.000 người trong đó dân số thành thị chiếm 14,85% còn lại là dân số ở nông thôn 85,15%. Lao động nông nghiệp chiếm hơn 85% còn lại là lao động làm việc trong các khối dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp…Như vậy sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong đó đặc biệt là nông nghiệp đã phát triển rất đáng kể với tổng sản lượng lương thực không ngừng tăng lên và đã vượt chỉ tiêu do Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ đề ra.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn những hạn chế chưa phát huy tốt những tiềm năng vốn có của tỉnh do chưa xác định được một hệ thống cơ cấu cây trồng hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp nông thôn một cách toàn diện và vững chắc vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn cho những năm tới là nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nguyên tắc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng chú trọng phát triển những loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao…Nhằm nâng cao thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nông thôn.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Tỉnh
Chương II: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Bắc Kạn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16