Mã tài liệu: 130104
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì nông nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm tối cần thiết cho đời sống con người. Mặc dù khoa học công nghệ có phát triển đến đâu cũng không thay thế được. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện vững chắc cho tăng trưởng, dẫn đến công bằng xã hội, giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề đói nghèo, di dân, bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội khác.
Ngày nay tuy nền kinh tế của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đi lên bằng con đường phát triển công nghiệp - dịch vụ nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế. ở các nước đang phát triển thì khu vực nông nghiệp cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá. Bên cạnh đó nông nghiệp còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu thu ngoại tệ. Ở các nước phát triển tuy tỉ trọng GDP nông nghiệp không cao, tỉ suất lợi nhuận thấp nhưng nó vẫn giữ vai trò là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Đối với Việt Nam cùng xu thế là đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ nhưng phải dựa trên sản xuất nông nghiệp là chính. Nghĩa là nông nghiệp phải đảm bảo phát triển đến một mức nào đó tạo điều kiện tiền đề cho công nghiệp, dịch vụ phát triển ở mức cao hơn. Do đó để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì cần thiết phải chuyển dich cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Theo Đảng, Nhà nước ta hiện nay đạt chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp làm cho tỷ xuất hàng hoá tăng nhanh tạo đà cho phát triển kinh tế hàng hoá, hơn nữa nó còn là nội dung quan trọng cho chiến lược công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta.
Do nhận thức được tình hình sản xuất, vai trò nông nghiêp của tỉnh hà tây, một tỉnh còn nghèo- nông nghiệp, nông thôn vẫn chiếm đa số. Trong những năm gần đây Hà Tây đã có những bước tiến đáng kể trong xoá đói giảm nghèo tạo kim ngạch xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân... nhưng cơ bản vẫn là tỉnh nghèo, nền sản xuất nông nghiệp còn nhỏ, manh mún. Sự chuyển dịch sản xuất nông nghiệp diễn ra để phát huy triệt để nguồn nhân lực sẵn cón lợi thế so sánh của địa phương. Tỉnh Hà Tây nhanh chóng chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá đảm bảo tốc độ phát triển cao. vì vậy cần bố trí lại cơ cấu sản xuất trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh vùng thành cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược hiện nay. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh hà tây là rất cấp thiết và bức bách.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Chương II: Thực trạng về chuỷen dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tây
Chương III: Phương hướng và môt số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Tây
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16