Mã tài liệu: 127663
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó việc tăng cường chất lượng công tố của Viện kiểm sát nhằm chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: "Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp". Nghị quyết đã nhấn mạnh "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội... Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...".
Việc thực hành quyền công tố ở nước ta do Viện kiểm sát thực hiện trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong việc trừng trị tội phạm, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên so với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm thì còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một trong những nguyên nhân là việc nghiên cứu lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự (TTHS) còn chưa được làm sáng tỏ. Cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất trong các cơ quan tư pháp về khái niệm quyền công tố cũng như thế nào là thực hành quyền công tố?
Hiện tại tuy đã có một số tài liệu đề cập về quyền công tố nhưng chủ yếu được bàn dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, hoặc dưới góc độ tổ chức thực tiễn việc thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. Trong những năm vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức toàn ngành nghiên cứu về những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự, nhưng kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ chuyên đề tổng kết thực tiễn. Có thể nói, cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình nào khảo cứu một cách toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quyền công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.
Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, để góp phần bảo đảm Viện kiểm sát tập trung làm tốt chức năng công tố, việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền công tố trong tố tụng hình sự là vấn đề bức xúc và cần thiết. Với tất cả các ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài "Quyền công tố ở Việt Nam" làm luận án Tiến sĩ luật học.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1:Những vấn đề lý luận về quyền công tố trong tố tụng hình sự việt nam
Chương 2:nội dung và thực trạng tổ chức thực hiện quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 3:Hoàn thiện việc tổ chức thực hành quyền công tốtrong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 186
👁 Lượt xem: 1592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 955
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 2982
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 945
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 672
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 4087
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem