Mã tài liệu: 87790
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 95 Kb
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần được kiến giải về phương diện lý luận và kiểm chứng về mặt thực tiễn. Trong đó, hoàn thiện lý luận quan hệ pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế là một trong các vấn đề thiết thực.
Quan hệ pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy nó đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở một số góc độ nhất định. Các kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hình thành cơ sở lý luận về quan hệ pháp luật và ở mức độ này hay mức độ khác được vận dụng trên thực tế góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống pháp lý. Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có sự ổn định tương đối, trong đó quan hệ pháp luật là yếu tố có sự biến đổi linh hoạt. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu trước đây đã bộc lộ những điểm không phù hợp mà hậu quả gián tiếp là bó hẹp hệ thống quan hệ pháp luật trên thực tế. Điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu về quan hệ pháp luật để không hạn chế tư duy nhận thức về điều chỉnh pháp luật, xác định luận cứ phân chia ngành luật, chế định pháp luật.
Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, quan hệ pháp luật là một thành tố quan trọng. Nó là tấm gương phản chiếu đời sống pháp lý hiện thực trên tất cả các lĩnh vực của đất nước qua mỗi chặng đường xây dựng và phát triển. Đồng thời nó là cơ sở, môi trường thực tế để đánh giá hiệu quả pháp luật, giá trị xã hội của pháp luật. Điều này cho thấy, quá trình nghiên cứu quan hệ pháp luật ngoài việc tiếp tục phát triển lý luận cơ bản, đòi hỏi phải có sự ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, làm sáng tỏ các vấn đề nóng hổi và thiết thực hiện nay là vì sao pháp luật ít đi vào cuộc sống, hiệu quả pháp luật không cao, trật tự pháp luật và pháp chế còn lỏng lẻo.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập ở nước ta hiện nay, quan hệ pháp luật hình thành, vận động đa dạng, linh hoạt. Tuy nhiên, hệ thống quan hệ pháp luật cũng như các yếu tố cơ sở của nó đã bộc lộ những điểm hạn chế nhất định. Đó là thiếu tính cân đối trong sự phát triển của các loại quan hệ pháp luật, năng lực chủ thể không theo kịp với nhu cầu đòi hỏi của đời sống xã hội, cơ chế kiểm soát quá trình hình thành và vận động quan hệ pháp luật trên thực tế kém hiệu quả, nhiều loại quan hệ pháp luật bị biến dạng về cơ cấu và tính chất v.v... Điều này cho thấy không những phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả pháp luật mà cần thiết phải xem xét một cách toàn diện về hệ thống pháp luật trên cơ sở gắn liền việc nghiên cứu cơ bản với khảo cứu hệ thống quan hệ pháp luật thực tế.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 Một số Vấn đề Lý Luận CƠ Bản
Chương 2 Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống QUAN Hệ Pháp Luật Việt NAM
Chương 3: PHƯƠNG Hướng và các giải pháp Phát Triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 855
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 222
👁 Lượt xem: 1765
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 211
👁 Lượt xem: 3136
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1076
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1097
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 3399
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1122
⬇ Lượt tải: 26