Mã tài liệu: 143708
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế x• hội nước ta. Uống chè từ lâu đ• trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Chè còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay, trên thế giới có 39 nước trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về sản lượng.
Mặt khác cây chè phát triển còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn, đem lại thu nhập cho họ, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Do lợi thế và vị trí quan trọng của cây chè trong nền kinh tế nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng nên năm 1995 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng “Tổng quan phát triển chè ở Việt Nam đến năm 2000 và 2010”. Ngày 10/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 43/1999/QĐ-TTg về kế hoạch sản xuất chè năm 1999-2000 và định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2005-2010. Trong quyết định này đã nêu rõ: Trên địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và quỹ đất đai hiện có ở các địa phương, quy hoạch vùng theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, có kế hoạch phục hồi thâm canh các vườn chè hiện có, đồng thời tập trung trồng mới bằng các giống có năng suất và chất lượng cao.
Thực hiện những quyết định trên, trong những năm gần đây, sản xuất chè cả nước đã đạt được kết quả quan trọng, tổng diện tích và sản lượng chè đều vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên ngành sản xuất chè ở nước ta đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn hết sức gay go: năng suất chè của ta thấp hơn so với các nước trên thế giới, chất lượng chè chưa tốt, giá xuất khẩu liên tục giảm... Vì vậy cần có các biện pháp phù hợp để ngành chè khắc phục được những khó khăn và tiếp tục phát huy vai trò của mình.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của ngành chè Việt Nam kết hợp với nghiên cứu thực tiễn trong quá trình thực tập tại Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010”
Nội dung của đề tài:
Chương I: Một số đặc điểm về phát triển sản xuất chè ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng phát triển chè ở Việt Nam giai đoạn 1995-2002
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển cây chè ở Việt Nam từ nay đến năm 2010
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 2032
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 978
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16