Mã tài liệu: 295159
Số trang: 72
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,604 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Phần 1.
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là phòng trừ và tiêu diệt các loại sâu hại cây trồng. Theo thống kê của tổ chức lương nông thế giới (FAO) cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống đỡ với hơn 100.000 loài sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Hằng năm có khoảng 20% sản lượng lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng (Trần thị Thanh, 2003). Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại, nhiều biện pháp khác nhau đã được sử dụng, trong đó có biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp trong một thời gian dài và mang lại hiệu quả cao ở phạm vi sử dụng rộng lớn. Có thể nói, không một biện pháp bảo vệ mùa màng nào hiệu quả hơn biện pháp hóa học về mặt qui mô và hiệu quả.
Nhưng các biện pháp hóa học đã bộc lộ ngày càng nhiều những khuyết điểm của nó, sau khi dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học, môi trường bị ô nhiễm, con người bị ngộ độc và cả khu hệ sinh vật đi kèm cũng bị ảnh hưởng làm mất cân bằng sinh thái. Điều nghiêm trọng hơn là tình trạng gia tăng liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên rau màu và lương thực, là nguyên nhân gây nhiễm độc cho khoảng 1,5 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 25 nghìn người bị tử vong (WHO, 1998).
Trước thực trạng này, các nhà khoa học nông nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp mới trong phòng trừ và tiêu diệt các loài sâu hại cây trồng. Một trong những phương pháp đó là kiểm soát sinh học: nghiên cứu sử dụng nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh thiên địch, các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc thảo mộc…có khả năng phòng trừ, tiêu diệt sâu hại cây trồng hiệu quả và an toàn.
Do đó, các chế phẩm phòng trừ sâu hại cây trồng có nguồn gốc sinh học rất được quan tâm, bởi chúng ít ảnh hưởng đến sinh vật sống, dễ phân hủy, không làmđộc nông phẩm và tiện sử dụng. Trong đó, có các chế phẩm từ cây neem (cây xoan chịu hạn).
Cây xoan chịu hạn (Azadirachta Indica A.Juss) là một trong những loài thảo mộc có đặc tính kháng sâu bệnh đang được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều ở nước ta và một số nước trên thế giới do chúng có khả năng phòng trừ hơn 400 loại dịch hại. Cây xoan chịu hạn có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập vào nước ta cách đây gần 30 năm và được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung. Hiện nay rừng neem tại Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn không ngừng phát triển với diện tích hơn 1.000 ha, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng, bước đầu tạo ra các sản phẩm phòng trừ sâu hại cây
trồng.
Với mục đích bước đầu thăm dò khả năng phòng trị côn trùng của cây xoan chịu hạn trồng tại Việt nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hƣởng của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) trồng tại Việt Nam và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis armigera)”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
- Khảo sát các chỉ tiêu sinh hóa của nhân hạt xoan chịu hạn trồng tại Việt Nam.
- Chiết xuất hoạt chất sinh học từ nhân hạt xoan chịu hạn và định lượng một số hoạt chất trong sản phẩm chiết xuất thô từ nhân hạt xoan chịu hạn bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
- Khảo sát hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn và Cypermethrine đối với sâu xanh (Heliothis armigera).
- Xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh.
1.3 Giới hạn đề tài
Azadirachtin - hợp chất phòng trị côn trùng chính của cây xoan chịu hạn, tập trung nhiều trong nhân hạt (Dennis, 1992), và sâu xanh (Heliothis armigera) là một trong những loài sâu hại phổ biến, khó phòng trừ nhất hiện nay, nên đề tài chỉ đánh giá hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn từ dịch chiết từ nhân hạt xoan chịu hạn đối với sâu xanh, và xác định LC50 của chế phẩm đối với sâu xanh.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Các chất có Hoạt tính sinh học; Tổ Công nghệ sinh học Động vật, Viện Sinh học Nhiệt đới.
Phần 5.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Đã xác định được một số chỉ tiêu sinh hoá của lá, bánh dầu và nhân hạt xoan chịu hạn. So với lá và bánh dầu thì nhân hạt xoan chịu hạn có hàm lượng lipid cao nhất (32,25%), trong khi đó, bánh dầu có hàm lượng đạm tổng số cao nhất (44,25%) và lá có hàm lượng xơ thô (10,84%) và trọng lượng khô tuyệt đối (49,53%) cao nhất.
Đã xây dựng được qui trình chiết xuất thô các hoạt chất sinh học trong nhân hạt xoan chịu hạn (Xem hình 3.2).
Xác định được hàm lượng azadirachtin, salannin và nimbin trong các chế phẩm thử nghiệm bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
Xác định được giá trị LC50 của các chế phẩm, trong đó các chế phẩm C3D3, C2D3, C1D3, và C3D2 biểu hiện độc tính mạnh nhất với các giá trị LC50 tương ứng là:
0,4261; 0,6755; 1,1015 và 1,5911%.
Đánh giá được hiệu quả diệt sâu của các chế phẩm phối trộn từ dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn và cypermethrin đối với sâu xanh (H. armigera) tuổi 2, trong đó:
- Hiệu quả gây chết sâu xanh của chế phẩm chỉ chứa dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn mạnh hơn chế phẩm chỉ chứa cypermethrin.
- Hiệu quả gây chết sâu xanh của các chế phẩm phối trộn giữa cypermethrin và dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn nhanh và mạnh hơn các chế phẩm chỉ sử dụng cypermethrin hoặc dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn.
- Các chế phẩm phối trộn giữa dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn và cypermethrin có tác động chậm, đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để đạt hiệu lực gây chết tốt nhất.
- Dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn ngoài tác dụng gây chết sâu xanh, còn có khả năng gây ngán ăn và xua đuổi.
- Các chế phẩm C2D2 và C3D2 có hiệu quả nhất về mặt kinh tế cũng như ý nghĩa phòng trừ sâu bệnh.
5.2 Đề nghị
Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi chỉ khảo sát tỷ lệ gây chết của chế phẩm thử nghiệm đối với sâu xanh (H. armigera), cần khảo sát thêm các tác động đặc trưng khác của dịch chiết nhân hạt xoan chịu hạn như: gây ngán ăn, tác động xua đuổi, khả năng là giảm sức sinh sản và gây vô sinh, khả năng gây biến dị di truyền,...
Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm khả năng gây chết của chế phẩm đối với sâu xanh trên qui mô đồng ruộng, cũng như trên các đối tượng khác như: sâu tơ (Plutella xylostella) và Artemia salina,...
Khảo sát một số chất phụ gia có tác dụng làm tăng tính ổn định của sản phẩm như: chất nhủ hoá, chất chống oxy hoá...
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 673
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1973
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16