Mã tài liệu: 232324
Số trang: 24
Định dạng: doc
Dung lượng file: 525 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang số
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
Phần I: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG HỆ THỐNG RĐD VIỆT NAM 5
I CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5
II CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Hiện trạng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam 6
2.2 Sự cần thiết phải xây dựng Đề án về chương trình đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng 7
Phần II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN 8
I Quan điểm 8
II Mục tiêu 8
III Các nội dung chủ yếu của Đề án 8
3.1 Xác định hiện trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng 8
3.1.1 Hiện trạng đầu tư hệ thống rừng đặc dụng 8
3.1.2 Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống rừng đặc dụng 13
3.2 Xác định nhu cầu đầu tư quản lý bảo vệ rừng nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống rừng đặc dụng 16
3.2.1 Xác định nhu cầu đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong hệ thống rừng đặc dụng 16
3.2.2 Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống khu rừng đặc dụng 17
Phần III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 22
I Giải pháp về tổ chức 22
II Giải pháp về nguồn vốn 22
III Kế hoạch triển khai 23
IV Hiệu quả của Đề án 23
4.1 Hiệu quả về kinh tế và môi trường 23
4.2 Hiệu quả về quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng 23
KẾT LUẬN 24
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam nằm trong bán đảo đông dương, diện tích trải dài từ bắc đến nam với bờ biển dài hơn 3.000 Km. Hơn 3/4 diện tích đất nước là đồi núi với địa hình phức tạp, khí hậu nóng ẩm đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau rất phong phú và đa dạng từ kiểu rừng á kim kiểu ôn đới đến rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh đến rừng lá rụng, với điều kiện về địa hình, khí hậu và thuỷ văn phong phú; là một trong những điểm có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Rừng Việt Nam với hơn 7.000 loài thực vật đã được phát hiện và là nơi trú ngụ của gần 300 loài thú, 260 loài bò sát lưỡng cư, 826 loài chim, 120.000 loài côn trùng và 2.000 loài cá nước ngọt đã được xác định. Nhận thấy vai trò quan trọng của rừng và đa dạng sinh học Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó biện pháp bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, là biện pháp quan trọng trong công tác bảo tồn nhằm bảo vệ các loài, sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20, VQG Cúc Phương đầu tiên đã được thành lập. Từ đó đến nay, một hệ thống khu RĐD đã được hình thành từ Bắc vào Nam, trên các vùng đại diện cho các kiểu khí hậu, khác nhau như: vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, vùng núi cao, vùng mưa ẩm, vùng khô hạn, vùng đồng bằng trung du và miền núi . Do đó đã bảo vệ được hầu hết các hệ sinh thái điển hình và các loài động thực vật đang có nguy cơ bị đe doạ.
Gần năm thập kỷ qua, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong phát triển kinh tế ở cấp quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi tr¬ường trong xã hội đư¬ợc tăng cư¬ờng đáng kể. Hầu hết các khu rừng đã hình thành các ban quản lý rừng đặc dụng. Một số Vư¬ờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên trọng điểm đư-ợc chú ý đầu tư¬ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính và nhân lực; Các khu rừng đặc dụng đã phát huy tốt vai trò bảo vệ đa dạng sinh học, có tác động tích cực đối với các ngành kinh tế nh¬ư nông nghiệp, du lịch, thuỷ điện, công nghiệp . Nhiều văn bản luật và quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm tăng cường cho công tác bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng được hiệu quả hơn như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004); Luật bảo vệ môi trường (2005); Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (2003); Quyết định 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (2006) .Bên cạnh những thành tựu đã đạt được hệ thống rừng đặc dụng vẫn còn những tồn tại, trong đó chính sách đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, đặc biệt đầu tư về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chưa có chính sách thoả đáng chăm lo cải thiện đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho người dân sống ở vùng đệm nên vùng đệm chưa thực sự là vành đai hiệu quả bảo vệ vùng lõi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 1088
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16