Mã tài liệu: 223963
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 286 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
I/ Đặc điểm sinh học
1. Hình thái
PGS.PTS Phạm Văn Khuê, PGS.PTS Phan Lục, 1996, NXB nông nghiệp.
Là ấu trùng cysticercus cellulosae, thường ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cở mông, cơ liên sườn, não, mắt, tim, tổ chức dưới da .Ấu trùng là bọc mầu trắng, đường kính 8- 10mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đâuù sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành.
Sán trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người, dài 2- 7m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22- 32 móc. Đốt cổ ngắn, hẹp. Sán có 700- 1000 đốt. Đốt chưa thành thục, có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già, hình chữ nhật, tử cung phân 7- 12 nhánh. Trứng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 31- 43µm.
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006, phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nhà xuất bản lao động
Do ấu trùng cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ bắp, cơ tim, não của lợn, người gây lên. Sán dây trưởng thành là Taenia sodium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn thấy gạo( ấu trùng) ở người.
Lợn là ký chủ trung gian, gạo lợn thường ở co bắp, tim và não. Người vừa là vật chủ trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của người.
Sán dây trưởng thành taenia sodium dài 2- 7m.
Đầu hình khối có 4 giác bám, đỉnh đầu có 22- 32 móc xếp thành 2 hàng.
Sán có tới 700- 900 đốt, đốt sán già chứa đầy tử cung, chia thành 7-12 đốt.
Ấu sán cysticercus cellulose màu trắng đục bên trong có 1 đầu sán, có 4 giác bám và 2 hàng móc như đầu sán dây trưởng thành.
Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, bệnh ký sinh trùng ở gia súc và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội – 2001
Teania solium. Sán dài 2 – 8 mét × 7 – 10 mm. Đầu: 0.600 – 1 mm đường kính, giác 0.400 – 0.500 mm. Mõm mang 2 vòng ít nhất 26 – 32 móc, hàng đầu móc dài 0.160 – 0.180 mm, hàng thứ hai móc dài 0.110 – 0.140 mm. Cổ dài và mảnh. Không có túi chứa tinh, cũng không có cơ bóp âm hộ. Túi dương vật dài 0.500 – 0.700 mm, đường kính 0.120 – 0.50 mm. Tử cung có 7 – 10 nhánh ngang chính. Trứng 0.042 mm đường kính.
Ký chủ cuối cùng: người. Ký chủ trung gian: lợn, lợn loài, ***, ngườinhiều dã thú và gia súc loài có vú.
Đặc điểm sinh học: ấu trùng Cysticercus cellulosae (= C.solius) là một hạt nước hình cầu hay hình bầu dục, trong, dài 6 – 10 mm, rộng 5 – 10 mm, chứa đầy nước. Trên mặt nó có một điểm trắng đục, bằng hạt gạo, dó chính là đầu sán tụt vào.
Hạt nước bọc một màng kén do phản ứng các tổ chức của ký chủ. Hạt nước thông thường ở lợn gây bệnh gạo lợn, nhưng cũng có thể thấy ở nhiều loài có vú khác và cả ở người. Hạt nước có thể sống nhiều năm ở ký chủ trung gian, người ăn phải cùng với thịt lợn, thì nó thành sán trưởng thành, phát triển hoàn toàn sau chừng 3 tháng.
T.solium, ở đâu cũng có, là một trong hai loài Taenia gây bệnh sán ở người. C.cellulosae gây bệnh gạo lợn.
Theo bài giảng Ký sinh trùng thú y
Do ấu trùng cysticercus cellulosae
Ký sinh ở cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim trong não, mắt của lợn và người.
Ấu trùng có dạng bọc giống hạt gạo nếp màu trắng , đường kính 8- 10mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dày, trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 2088
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem