Mã tài liệu: 236011
Số trang: 69
Định dạng: doc
Dung lượng file: 945 Kb
Chuyên mục: Luật
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước.
Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Lời cảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 4 vừa qua tại London.
Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất và trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU và Hoa Kỳ, hai tác nhân chính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế và rút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục đích chính của người viết khi chọn đề tài:
“Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam”
Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xác cũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng. Bài khóa luận ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng
Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay
Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2495
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 18