Mã tài liệu: 236258
Số trang: 29
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 208 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta từ những năm 1986 đến nay, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta đã và đang hình thành và phát triển. Hiện thực khách quan của 20 năm đổi mới nền kinh tế đòi hỏi đồng thời và tiếp tục đổi mới các bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Hệ thóng chính trị nói chung và nhà nước pháp luật nói riêng đang từng bước đổi mới và hoàn thiện. Những kết quả của chương trình cải cách nền hành chính quốc gia đang có tác động tích cực làm cho nền kinh tế thị trường ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, vì nhân dân đang là những nội dung mục tiêu to lớn như Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng đã ghi: "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [Báo nhân dân, ra ngày 3-2-2006, tr. 6].
Một trong những vấn đề hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra việc xác định và hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nói chung và hoàn thiện pháp luật thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng là đề tài có tính lý luận thời sự cấp bách.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung không thể không hoàn thiện pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Vấn đề tăng tính cụ thể, minh bạch và khả thi của các lĩnh vực hành chính kinh tế sẽ góp phần đảm bảo vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng và thể hiện phương thức quản lý của nhà nước pháp quyền.
Quản lý hành chính của Chính phủ về kinh tế đang phân cấp mạnh cho địa phương, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương. Vì vậy, việc luật hóa các chủ trương này là cần thiét. Có như vậy hoạt động thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Chính phủ mới thống nhất, thông suốt và mạnh mẽ.
Pháp luật về thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn là cơ sở để chấn chỉnh bộ máy chính quyền địa phương, quản lý cán bộ, công chức nhà nước, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, làm quyền.
Về phương diện lý luận, chức năng kinh tế của nhà nước XHCN trong thời kỳ đổi mới, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa pháp quyền chưa được làm rõ. Những cơ sở pháp lý cho việc phân định chức năng quản lý kinh tế vĩ mô với chức năng sản xuất kinh doanh và cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế nói chung cũng như quản lý kinh tế theo ngành kết hợp với quản lý kinh tế theo vùng lãnh thổ cần tiếp tục. Xác định rõ hơn cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới đa dạng và phức hợp.
Một lý do quan trọng nữa là trong xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đồihỉ phải xác định đối tượng điều chỉnh. Việc xác định ranh giới, phạm vi điều chỉnh của các ngành luật và mối quan hệ đan xen giữa các lĩnh vực luật cụ thể là những vấn đề hết sức cấp thiết cho hoạt động lập pháp và lập quy ở nước ta. Như thế, rõ ràng pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của chính quyền địa phương là một đối tượng của khoa học pháp lý cần thiết được nghiên cứu.
Thực tiễn quản lý kinh tế của các cơ quan nhà nước ở địa phương đang dần đi vào nếp sống, song gặp những bất cập, khó khăn chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thể hiện trong pháp luật hiện hành đang là những "vật cản" cần tháo gỡ.
Là một cán bộ cấp huyện của thành phố Hà Nội đang thực hiện CNH, HĐH và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng các lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành lý luận về kinh tế nhà nước pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Về chức năng của nhà nước, đặc biệt là chức năng kinh tế của nhà nước XHCN trong thời kỳ đổi mới đã thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu. Trong đó phải kể đến các nhà khoa học kinh tế với những công trình nghiên cứu đã góp phần cụ thể hóa việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm nước ngoài trong quản lý nhà nước XHCN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đây được xem là cơ sở lý luận quan tọng, một mặt làm sáng rõ hơn quan điểm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta, mặt khác còn là cơ sở lý luận để xác định chức năng, vai trò, nhiệm vụ của nhà nước đối với nền kinh tế.
Về phương diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài này cũng rất phong phú. Có thể nêu những vấn đề đã được nghiên cứu có liên quan như:
- Những công trình nghiên cứu về cải cách hành chính.
- Những công trình nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế.
- Một số luận án, luận văn về chức năng xã hội và chức năng kinh tế của nhà nước XHCN.
Nhìn chung, nội dung của các công trình nghiên cứu đã nêu đề cập ít nhiều, gián tiếp hoặc trực tiếp đến chức năng quản lý kinh tế của nhà nước hay vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Nhìn chung, nội dung của các công trình nghiên cứu đã nêu đề cập ít nhiều, gián tiếp hoặc trực tiếp đến chức năng quản lý kinh tế của nhà nước hay vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp đến hoàn thiện pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế cua chính quyền địa phương một cách toàn diện, đầy đủ.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài hoặc các tác giả trong nước viết về kinh nghiệm nước ngoài như:
- Osachja I.M, Nhà nước và thị trường - vai trò nhà nước trong kinh tế thị trường, "Thông tin khoa học xã hội chuyên đề, 1998.
- Nguyễn Duy Hưng, Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường (kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
Các công trình này cho thấy các tác giả không chỉ phân tích một cách chung chung về chức năng kinh tế của nhà nước mà đã cụ thể hóa chức năng kinh tế của nhà nước là vai trò quản lý kinh tế của nhà nước với tất cả những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế cụ thể và những nhiệm vụ quản lý kinh tế của nhà nước có tính phổ biển hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý kinh tế của Chính phủ nói chung, hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nói chung vác các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng; với kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng.
- Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của các ngành luật có liên quan đến mối quan hệ hành chính kinh tế như: dân cư, kinh doanh, lao động, đất đai, ngân sách và quan hệ kinh tế quốc tế để có phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật đồng bộ, thống nhất .
- Chức năng kinh tế của Nhà nước trong cơ chế thị trường và quyền, lợi ích của thành phần kinh tế trong quá trình CNH, HĐH đất nước và địa phương.
b) Phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do vậy những vấn đề có liên quan như chức năng kinh tế của Nhà nước, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp cũng được bàn đến nhằm làm rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và mức độ phân cấp hợp lý cho địa phương. Các giải pháp được nêu cũng trong phạm vi hoàn thiện pháp luật là chủ yếu.
Việc khảo sát, đánh giá pháp luật hiện hành trên lĩnh vực này sẽ được tổng kết từ năm 1992 đến nay (từ khi có Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và những văn bản cụ thể hóa Hiến pháp 1992 về chức năng quản lý của Nhà nước).
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a) Mục đích
- Góp phần làm rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng quản lý kinh tế của chính quyền địa phương ba cấp tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương.
- Xây dựng khái niệm nội dung pháp luật về thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
- Xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hiện chức năng quản lý kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
b) Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ những cơ sở lý luận về pháp luật thực hiện chức năng kinh tế của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trong đó luận chứng khái niệm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Đánh giá khái quát thực trạng pháp luật về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý kinh tế.
- Xác định phương hướng, mục tiêu, nội dung hoàn thiện pháp luật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a) Về cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này trên cơ sở lý luận về bản chất chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN theo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối xã hội nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng ta.
- Lý luận về pháp luật trong thế giới đương đại và việc xây dựng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay.
b) Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp lịch sử cụ thể, khảo sát thực tế và phương pháp hệ thống.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận chứng chức năng quản lý nhà nước ở địa phương với những hoạt động cụ thể, cần thiết, phù hợp của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Xác định các nội dung, dạng hoạt động cụ thể trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế cần được luật hóa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn có ý nghĩa lý luận về mặt xác định chức năng kinh tế củ Nhà nước và pháp luật về lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý kinh tế ở địa phương; như vậy có thể góp ý cho hoạt động lập pháp và cải cách hành chính ở nước ta.
- Về mặt thực tiễn: Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18