Mã tài liệu: 259756
Số trang: 29
Định dạng: doc
Dung lượng file: 193 Kb
Chuyên mục: Luật
I. Quá trình hình thành nền kinh tế thị trường.
1. Kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường không phải là một chế độ kinh tế – xã hội. Kinh tế thị trường là hình thức và phương pháp vận hành kinh tế. Các qui luật của thị trường chi phối việc phân bổ các tài nguyên, qui định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai. Đây là một kiểi tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất. Nó là phương thức sinh hoạt kinh tế của sự phát triển.
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao nhất của kinh tế hàng hoá. Khái niệm kinh tế thị trường phản ánh trạng thái tồn tại vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thật ra kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển khách quan của xã hội loài người. Nền kinh tế thị trường có khả năng “tự động” tập hợp trí tuệ và tiềm lực của hàng triệu con người hướng tới lợi ích chung của xã hội, do đó nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học – công nghệ mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh. Sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, của khoa học - kĩ thuật, của lực lượng sản xuất.
2. Quá trình hình thành kinh tế thị trường gắn với quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua các quá trình:
2.1. Quá trình tổ chức phân công và phân công lại đối với lao động xã hội.
Sản xuất bao giờ cũng mang tính chất xã hội.Tính xã hội của sản xuất không chỉ tồn tại trong buổi đầu hình thành xã hội con người, mà còn phát triển cao hơn trong điều kiện của xã hội hiện đại.
Xã hội hoá sản xuất là sự liên kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội, tồn tại, hoạt động và phát triển liên tục như một quá hệ thống hữu cơ, đó là quá trình kinh tế khách quan phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, phản ánh xu thế phát triển tất yếu mang tính chất xã hội của sản xuất.
Xã hội hoá được biểu hiện ở trình độ phát triển của sự phân công và phân công lại lao động xã hội . Phân công lao động xã hội là việc phân chia người sản xuất vào những nghành nghề khác nhau của xã hội, là cơ sở của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Theo dòng lịch sử, phân công lao động phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, phân công lao động tạo ra sự hợp tác và trao đổi lao động, hình thức đầu tiên là hiệp tác giản đơn. Với hình thức này, lần đầu tiên lao động được xã hội hoá, “ người lao động tổng hợp” xuất hiện, tiếp đến là sự phân công trong công trường thủ công gắn liền với sự chuyên môn hoá công cụ thủ công dựa trên tay nghề của người lao động. Máy móc ra đời là một nấc thang mới của sự phát triển lực lượng sản xuất là nền sản xuất dựa trên cơ khí, khi mà hiệp tác lao động thực sự trở thành " tất yếu kỹ thuật" lấy máy móc làm chủ thể. Đến lượt mình, đại công nghiệp cơ khí thúc đẩy sự phân công lao động và hiệp tác lao động trên độ mới cao hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16